, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 16/01/2017, 08:27

Đã nghe gió ngày mai thổi lại

 

Năm 2016, đất nước ngập chìm trong thiên tai, nhân họa. Đầu năm, băng giá từ vùng cao phía Bắc kéo vào đến miền Tây xứ Nghệ. Giữa năm, hạn hán khô cháy cả Tây Nguyên; hạn hán kéo theo mặn xâm nhập hầu hết diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Và cuối năm, lũ lụt tràn về các tỉnh duyên hải miền Trung, từ Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Bình Định, Phú Yên. Thêm “nhân họa” Formosa gây ra cho 4 tỉnh miền Trung, khiến ngành nông nghiệp cả nước thiệt hại gần 2 tỷ USD.

Theo báo cáo của Chính phủ, thiên tai làm kinh tế đất nước giảm 0,5% GDP. Nhân tai (sự cố Formosa) làm GDP giảm thêm 0,3%. Bức tranh kinh tế càng thêm ảm đạm bởi thông tin về các dự án nghìn tỷ thua lỗ, mất vốn; các ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn, rủi ro cao, trong đó có mấy ngân hàng bị mua lại 0 đồng, nợ công tăng cao, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia sụt giảm…

Tuy nhiên, trong bầu trời màu xám ấy, cũng đã xuất hiện nhiều tia sáng hy vọng. Khi thiên tai, bão lũ, hạn và mặn xâm nhập khiến lương thực giảm sút cả về sản lượng thu hoạch, số lượng và giá trị xuất khẩu, thì xuất khẩu rau quả, lần đầu tiên, lại đạt ngưỡng trên 1 tỷ USD. Mặc dù  6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, nhưng cả năm cũng vượt 0,72%, trong đó những mặt hàng truyền thống như thủy sản vẫn có mức tăng trưởng cao: vượt 2,80% kế hoạch. Cũng chưa năm nào các doanh nghiệp “đại gia” quan tâm hướng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhiều như năm 2016.

Trong cái khó ló cái khôn, không chỉ nông dân mà cả các nhà quản lý ngành nông nghiệp cũng đã thay đổi tư duy về quy hoạch và tái cơ cấu sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Lúa sẽ không còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu cây trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề xuất chuyển đổi 500.000 - 700.000 ha đất lúa sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Nếu đề xuất được chấp thuận, triển vọng sản phẩm rau quả, đặc biệt là trái cây Việt có giá trị xuất khẩu vượt lương thực chỉ trong vòng 3-4 năm tới. Ngay cả đối với cây lúa, nông dân và các doanh nghiệp đang chuyển hướng từ phấn đấu tăng năng suất, sản lượng sang tăng giá trị hạt gạo. Điều đó có nghĩa, trong vài ba năm tới, Việt Nam không còn là nước xuất khẩu lương thực có vị trí thứ 2 - 3 thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chắc chắn không giảm và các thương hiệu gạo Việt sẽ dần có chỗ đứng ở các thị trường nước ngoài khó tính.

Một tín hiệu đáng mừng, những người trẻ chọn nông nghiệp làm lĩnh vực khởi nghiệp không còn là hiện tượng. Đã có nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, kể cả học nước ngoài về, dám từ bỏ những tiện nghi vật chất ở thành phố để về làm nông dân ngay trên chính quê hương. Thành công của những ông chủ trẻ này không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, mà còn góp phần thay đổi tư duy và tập quán canh tác của nông dân địa phương. Một xu hướng làm ăn mới đã xuất hiện trong nông nghiệp: ứng dụng công nghệ cao, canh tác không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học; tăng cường sử dụng thiên địch và các chế phẩm an toàn để bảo vệ cây trồng; sản phẩm thu hoạch bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn với sức khỏe con người…

Trên tất cả những chuyển động “vi mô” ấy là chuyển động về chính sách. Chính phủ, nhiệm kỳ mới, qua các chỉ thị, tuyên bố, chỉ đạo của Thủ tướng về chống tham nhũng lãng phí, về lợi ích nhóm… đã cho thấy hình ảnh của một Chính phủ hành động, liêm chính. Những hành vi “bắn chỉ thiên” trong xử lý kỷ luật, “chọn người nhà” trong công tác cán bộ và “cấp dưới đi chúc Tết cấp trên, địa phương đi chúc Tết Trung ương” đã được chính Thủ tướng công khai phê phán và yêu cầu chấm dứt.

Năm 2017 được dự báo cũng sẽ không ít khó khăn, thách thức. Trách nhiệm ứng phó đang đặt lên vai người đứng đầu và Chính phủ bước vào năm thứ 2 nhiệm kỳ. Những quyết sách, chỉ đạo của năm đầu tiên cũng sẽ có kết quả kiểm nghiệm.

Người Việt luôn lạc quan. Trong một bài thơ viết về Đảng và đất nước gần 60 năm trước, nhà thơ Cách mạng Tố Hữu “Đã nghe gió ngày mai thổi lại...” Trước thềm năm mới Đinh Dậu 2017, hy vọng “gió ngày mai” sẽ là ngọn  gió lành đến sớm!

NÔNG THÔN VIỆT

 

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất