, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 08/10/2022, 11:22

Đắk Lắk phát triển vùng nguyên liệu mắc ca đạt 4.000ha

HOÀI THU
(baotintuc.vn)
Theo thống kê, diện tích trồng mắc ca của tỉnh Đắk Lắk (tính đến tháng 7/2021) là 2.000ha. Tỉnh phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu mắc ca đến năm 2030 đạt 4.000ha; trong đó, trồng thuần 1.000ha, còn lại là trồng xen.
Chú thích ảnh
Thu hái mắc ca. Ảnh: baodaklak.vn

Kế hoạch giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh trồng mới 2.000ha mắc ca. Việc rà soát quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu mắc ca thực hiện theo thứ tự ưu tiên ở huyện Krông Năng, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột (vùng rất thích hợp) sau đó đến các huyện Ea H’Leo, Krông Búk, Cư M’Gar và Ea Kar.

Về phát triển cơ sở chế biến, tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến sâu gắn với vùng trồng nguyên liệu. Từ nay đến năm 2030, trên cơ sở dự đoán sản lượng thực tế, tỉnh tập trung nâng cấp 15 cơ sở chế biến hiện có với công suất từ 100 - 200 tấn hạt tươi/năm/cơ sở. Sau năm 2030, tỉnh rà soát, đánh giá hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến phù hợp với các vùng nguyên liệu theo đơn vị hành chính.

Mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu mắc ca đạt 4.000 ha của tỉnh Đắk Lắk nhằm cụ thể hóa Quyết định 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề án nhằm phát triển mắc ca trở thành ngành hàng sản xuất hiệu quả và bền vững, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Để phát triển bền vững cây mắc ca, tỉnh Đắk Lắk đang rà soát quỹ đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây mắc ca và phù hợp với quy hoạch của tỉnh, kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn.

Cùng đó, tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển bền vững cây mắc ca, xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, nhà máy chế biến sâu gắn với vùng trồng nguyên liệu. Ngoài ra, phối hợp các cơ quan Trung ương tiếp nhận, triển khai chuyển giao giống, quy trình, công nghệ chế biến và nâng cao năng lực hệ thống sản xuất giống.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng, mắc ca là cây kén vùng khí hậu. Trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là cơ sở chế biến theo quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình, thiếu các cơ sở chế biến sâu.

Để có vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất mắc ca ổn định và lâu dài, tỉnh chú thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất mắc ca về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cho hợp tác xã, gắn kết các hộ dân trong phát triển sản xuất mắc ca, hình thành vùng trồng thâm canh cây mắc ca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng mắc ca.

Ngoài ra, tỉnh đã giao cho các ngành, địa phương chủ động quy hoạch, mở rộng diện tích trồng mắc ca và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất