, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 30/09/2022, 20:55

Dân châu Âu "sốt vó" vì thiếu năng lượng, một thị trấn ở Đức vẫn ung dung

BẰNG LÂU
(theo AP)
Trong bối cảnh lo ngại về giá năng lượng ở châu Âu, sự thảnh thơi của thị trấn ở Đức có được là nhờ một thử nghiệm táo bạo.
Thị trấn Feldheim có một thử nghiệm táo bạo từ giữa thập niên 90 và thu về "trái ngọt". Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, những ngày này, người châu Âu đang lo lắng vì hóa đơn năng lượng tăng cao liên quan tới xung đột Nga - Ukraine. Nhiều người đang cố gắng tiết kiệm năng lượng bằng cách hạn chế dùng lò sưởi và tắt đèn vào mùa đông. 

Nỗi lo lắng trên dù bao trùm châu Âu nhưng không phủ bóng thị trấn nhỏ Feldheim (Đức) - nơi có 130 người sinh sống. 

Cách thủ đô Berlin của Đức khoảng 1,5 tiếng di chuyển về phía nam, Feldheim đã tự cung tự cấp năng lượng trong hơn 1 thập kỷ qua.  

Giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, người dân Feldheim đã có một thử nghiệm táo bạo khi lắp đặt một số tuabin gió để cung cấp điện cho thị trấn. 

Sau đó, Feldheim xây dựng thêm các tuabin, các tấm pin năng lượng mặt trời và các bộ lưu trữ pin. Một hầm khí sinh học (biogas) cũng được xây dựng để phục vụ hệ thống sưởi ấm cho gia súc, mang thêm thu nhập cho hợp tác xã. Một cơ sở sản xuất hydro cũng đang được xây dựng trong thị trấn nhỏ này. 

Hiện tại, 55 tuabin gió giúp người dân Feldheim chỉ phải trả mức hóa đơn điện và khí đốt rẻ nhất ở Đức. 

"Người dân nơi đây vẫn ăn ngon ngủ kỹ mỗi ngày. Họ không có gì phải lo lắng vì giá năng lượng ở đây không thay đổi, ít nhất là trong tương lai gần", bà Kathleen Thompson, làm việc tại một tổ chức giáo dục địa phương, chia sẻ. 

Người dân tại thị trấn Feldheim không phải lo lắng vì giá năng lượng tăng cao. Ảnh: AP

Cách Feldheim tự tạo ra năng lượng sạch, thân thiện với môi trường đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn du khách trên khắp thế giới mỗi năm.  

Dù vậy, nước Đức nói chung vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Berlin đã chi hàng tỷ euro vào phát triển các nguồn năng lượng sạch để giảm lượng khí thải, nhưng nhiên liệu hóa thạch và điện hạt nhân vẫn chiếm vai trò lớn trong hơn một nửa tổng sản lượng điện của Đức trong 6 tháng đầu năm. 

Michael Knape - người đứng đầu khu Treuenbrietzen, thuộc thị trấn Feldheim - cho biết, thành công của thị trấn là để người dân cùng tham gia và hưởng lợi từ dự án năng lượng sạch. 

Trong khi "cánh đồng gió" ở các khu vực khác tại Đức thường xuyên vấp phải sự phản đối, người dân Feldheim lại rất hào hứng chấp nhận các tuabin gió. Điều này giúp họ không những đủ điện tiêu thụ mà còn bán được lượng điện gấp 250 lần lượng điện họ tiêu thụ. 

"Mọi người nên hiểu rằng sự xuất hiện của các tuabin là một sự chuyển đổi chứ không phải áp đặt", ông Knape nói. 

Theo AP, phương pháp tiếp cận của Feldheim để tạo ra năng lượng sạch hoàn toàn trái ngược với thực tiễn phổ biến ở Đức, nơi các công ty năng lượng có xu hướng xây dựng và kiểm soát các dự án điện lớn. Trong khi đó, các dự án quy mô nhỏ thường phải đối mặt với các rào cản pháp lý. Tuy nhiên, ông Knape vẫn hy vọng quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức sẽ sớm đi theo hướng mà thị trấn Feldheim đã làm. 

"Tôi tin chắc rằng, với áp lực hiện tại ở châu Âu, mọi người đều thấy rõ rằng chúng ta phải thay đổi cách sử dụng và khai thác năng lượng", ông Knape nói. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất