, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 28/08/2022, 08:03

Dân lo động đất ảnh hưởng đến các đập thủy điện

NGUYỄN DƯƠNG
(phunuonline.com.vn)
Động đất ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với dư chấn từ 2,5 - 4,7 độ Richter khiến người dân ở miền Trung, Tây Nguyên lo lắng bởi khu vực này có nhiều thủy điện.

Nhiều người dân ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, những ngày qua, họ cảm nhận được mặt đất bị rung lắc. Chị Nguyễn Thị Thương (huyện Nam Trà My) kể: “Đầu giờ chiều 23/8, tôi đang nằm trên giường thì thấy mọi thứ rung lắc mạnh, kéo dài 5 - 6 giây. Do quá hoảng loạn, tôi vội gọi chồng rồi bế con chạy ra ngoài. Đây là trận động đất mạnh nhất mà tôi từng biết”.

Ông Ngô Tấn Lạc - Chủ tịch UBND xã Trà Cang, huyện Nam Trà My - cho biết, trận động đất gây nên rung chấn rất lớn khiến nhiều người phải bỏ chạy khỏi nhà. Các cán bộ đang làm việc trong trụ sở UBND xã cũng hoảng hốt chạy ra ngoài. Nhưng đến nay, UBND xã chưa ghi nhận thiệt hại gì về người và tài sản. Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - cho hay, đã cử lực lượng nắm thông tin về thiệt hại sau trận động đất: “Với tần suất và cường độ như thế này, nguy cơ sạt lở núi là rất lớn”.

Sau 12 trận động đất liên tiếp ở tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Quảng Nam (giáp ranh tỉnh Kon Tum) đã chỉ đạo tăng cường kiểm soát các hồ, đập thủy lợi, nhà máy thủy điện để đảm bảo an toàn - Ảnh: Nguyễn Dương

Theo phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương (Viện Vật lý địa cầu), các trận động đất vừa qua tại tỉnh Kon Tum là động đất kích thích. Ở vùng này, có một công trình thủy điện. Áp lực của hồ chứa nén xuống sẽ tạo ra sự bất ổn định, cộng thêm những đứt gãy nhỏ, sẽ phát sinh những trận động đất nhỏ. Động đất kích thích có đặc điểm là không mạnh, như trận mạnh nhất xảy ra ở tỉnh Kon Tum vừa rồi là 4,7 độ Richter, còn lại chỉ từ 2,9 - 3,5 độ Richter. “Các nhà khoa học đã tìm hiểu và xác định nguyên nhân liên quan. Tuy nhiên, để dự báo được và phòng chống động đất hiệu quả, cần có nhiều trạm quan sát động đất ở địa phương” - phó giáo sư Nguyễn Hồng Phương nói.

Sau 12 trận động đất liên tiếp ở tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 5588 yêu cầu các ngành, đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, chính quyền các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến, khẩn trương xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần. Đặc biệt, các đơn vị quản lý hồ chứa nước phải trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến động đất, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.

Ông Ngô Xuân Thế - Phó giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện A Vương (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) - cho biết, trận động đất vừa rồi không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy. Ngưỡng chịu đựng của đập thủy điện này là 7 độ Richter. Ông nói: “Công ty đang hoàn thiện báo cáo hiện trạng an toàn đập, phương án ứng phó thiên tai, đảm bảo các thiết bị ở trạng thái vận hành tin cậy trước mùa lũ. Công ty cũng chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật tư, phương tiện, thiết bị, đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai hoặc sự cố xảy ra”.

Ông Vũ Đức Toàn - Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh 2 - cho biết, trong thiết kế, nhà máy thủy điện này chịu được trận động đất 5,5 độ Richter. Đợt động đất vừa rồi không ảnh hưởng gì đến việc vận hành của nhà máy. Xung quanh nhà máy, có 5 trạm quan trắc để theo dõi động đất, từ đó kịp thời thông tin đến địa phương để có phương án ứng phó. 

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất