, //, :: GTM+7

Dân thiếu nước sạch, cần giải quyết hàng trăm công trình cấp nước bị bỏ phí

NHẬT THẢO

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Đắk Nông mà các báo đài đã đưa tin trong thời gian qua, thì toàn tỉnh Đắk Nông có gần 250 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, được đầu tư xây dựng từ năm 2004 - 2018. 

Được xây dựng nhằm mục đích cung cấp nước sạch cho trên 25.000 hộ dân trong khu vực, các công trình này tiêu tốn mấy trăm tỉ đồng tiền ngân sách. Thế nhưng, hiện chỉ có hơn trăm công trình là đang hoạt động, 2/3 còn lại là các công trình hoạt động chưa lâu đã xuống cấp, hư hỏng hoàn toàn. Thậm chí, nhiều công trình còn rơi vào cảnh không thể hoạt động, bỏ hoang ngay sau khi hoàn tất xây dựng. 

Trạm cấp nước khu tái định cư B, TX.Gia Nghĩa, bị bỏ hoang từ khi xây dựng xong năm 2015 (Ảnh: Trung Chuyên/ Báo Thanh niên)
Trạm cấp nước khu tái định cư B, TX.Gia Nghĩa, bị bỏ hoang từ khi xây dựng xong năm 2015 (Ảnh: Trung Chuyên/ Báo Thanh niên)

Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Đắk Nông cho biết, các công trình cấp nước của tỉnh được đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và do nhiều đơn vị làm chủ đầu tư, trong đó có nhiều đơn vị không hề có chuyên môn nên việc xây dựng không bảo đảm chất lượng. Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nhiều công trình nhanh chóng bỏ hoang sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng. Tỉnh đã nhiều lần họp đánh giá tổng thể, bàn giải pháp khắc phục, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm. 

Trong khi người dân địa phương biết là nước suối không hợp vệ sinh, nhiễm phèn, có nguy cơ bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật… mà hằng ngày vẫn phải sử dụng vì không còn nguồn nước nào khác, việc bỏ phí hàng trăm công trình cấp nước như thế thật sự rất đáng tiếc. 

Thiết nghĩ, song song việc cần làm rõ trách nhiệm đối với những tồn tại, khiếm khuyết trong đầu tư, quản lý và vận hành của các tập thể hoặc cá nhân liên quan, các cơ quan chức năng cũng nên tập trung tìm phương án giải quyết để có thể nhanh chóng đưa các công trình còn sửa chữa được vào hoạt động phục vụ cộng đồng. Có thể sử dụng phương án xã hội hóa để tháo gỡ khó khăn về nguồn kinh phí, tuy nhiên các cơ quan chuyên môn cần nghiêm túc thẩm định nhà đầu tư đáng tin cậy để giao công trình.

Cần có chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Phát động phong trào cải tạo làm sạch đẹp vườn, ao, chuồng ngay từ mỗi hộ và các công trình công cộng từ mỗi thôn, bản, ấp để tạo môi trường sống sạch, đẹp cho nông thôn. Tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm để tạo nguồn nước tưới tương đối hợp vệ sinh cho nông nghiệp. Cần đề xuất Quốc hội ban hành Luật Xây dựng nông thôn hoặc nghị định chính phủ về quản lý xây dựng nhà ở dân cư và các công trình công cộng ở nông thôn, trong đó chú ý việc đảm bảo việc xử lý nước thải sinh hoạt, cung cấp nước sạch cho người dân, nhằm lập lại trật tự này thì nông thôn mới đẹp và phát triển bền vững được.

NHẬT THẢO (Q.10)

 

 

 

Với mong muốn nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước, Tạp chí Nông thôn Việt online mở diễn đàn Nước & cuộc sống. Diễn đàn sẽ thu hút và đăng tải những ý kiến đề xuất, những giải pháp cụ thể, cũng như chia sẻ, giới thiệu những mô hình hiệu quả, cách làm sáng tạo ở các địa phương, đặc biệt là các vùng dân cư thiếu nước sạch… 

Rất mong nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc.

Ý kiến xin gửi tới Tòa soạn Tạp chí Nông thôn Việt: Lầu 10 số 12 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM.

Hoặc email: toasoan@nongthonviet.com.vn, những bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút.

 

 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất