, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 17/07/2022, 19:00

Đảo Hòn Mun: Hệ sinh thái biển suy giảm nghiêm trọng

HOÀNG MY
Nhiều du khách đến với Hòn Mun đã bày tỏ sự thất vọng vì hệ sinh thái biển tại hòn đảo này không còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên như trước.

San hô đang chết dần

Đảo Hòn Mun được mệnh danh là một trong những hòn đảo đẹp nhất tại thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà). Tại hòn đảo này, có đến 2.000 loài san hô cùng 1.500 loài sinh vật biển. Đặc biệt, nơi đây còn là khu bảo tồn sinh vật biển duy nhất tại Việt Nam. 

Được sự ưu ái của mẹ thiên nhiên, Hòn Mun với vẻ đẹp hoang sơ là điểm đến thu hút đông đảo du khách. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi ngành du lịch bắt đầu hoạt động sôi nổi trở lại sau thời gian dài yên ắng vì dịch bệnh Covid-19, nhiều du khách đến với Hòn Mun đã bày tỏ sự thất vọng vì hệ sinh thái biển tại hòn đảo này không còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên như trước. 

Anh Quiny, một du khách nước ngoài có kỳ nghĩ dưỡng tại Hòn Mun cũng bộc bạch: “Tôi bị thất vọng vì ở đây san hô không còn nhiều, không giống như trên quảng cáo”. 

Số lượng lớn san hộ bị cuốn lên bờ sau cơn bão số 9 năm 2021. 

Theo báo cáo, tại khu vực tây Nam của Hòn Mun có tỉ lệ bao phủ san hô chỉ còn 7,8%; Khu vực đông Bắc tỉ lệ bao phủ ở mức 41%; Khu vực tây Bắc, do mực nước cao hơn 3m nên tình trạng san hô gãy đổ ít hơn so với các khi vực còn lại.

San hô chết hàng loạt. Ảnh Mai Kha.

Theo PGS. TS Võ Sĩ Tuấn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun suy giảm là do chịu tác động tích lũy nhiều năm từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc suy giảm rạn san hô nêu trên là do tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của cơn bão Damrey năm 2017 và cơn bão số 9 năm 2021. Bên cạnh đó, các hoạt động của con người như đánh bắt thuỷ hải sản bằng phương pháp chích điện, lạm dụng rạn san hô để phục vụ hoạt động du lịch, xây dựng công trình ven biển không đúng qui định, xả thải vào môi trường... cũng góp phần tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển tại Vịnh Nha Trang nói chung và rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun nói riêng. 

Từ ngày 27/6/2022, các hoạt động lặn biển tại Hòn Mun sẽ tạm dừng đến khi có thông báo mới. 

Phục hồi hệ sinh thái biển

Theo Ban Quản lý vịnh Nha Trang, từ ngày 27/6, tỉnh Khánh Hoà đã tạm dừng các hoạt động du lịch lặn biển tại các khu vực dễ gây tổn hại, đặc biệt là trong vùng vịnh Nha Trang, Hòn Mun đồng thời xây dựng các phương pháp cụ thể về quá trình phục hồi các trường phái san hô tại các khu vực bị ảnh hưởng, cũng như tìm cách nuôi dưỡng các phương pháp phục hồi.

Anh Lê Chiến - thành viên của Trung tâm bảo tồn sinh vật biển Việt Nam cho biết: “Thực tế, việc cải tạo các rạn san hô không phải là điều quá khó”. Thành phố Nha Trang có thể tái tạo bằng cách xây dựng vườn con giống trên phương pháp bổ sung và nuôi dưỡng; cấy san hô dựa trên vi phân mảnh phương pháp; thu thập trứng san hô và triển khai nuôi cấy tự nhiên; loại bỏ các loài săn mồi như sao biển gai, sao biển hộp; dọn sạch lưới ma, rác thải chìm, ngăn các nguồn nước ô nhiễm. Bên cạnh đó, có thể triển khai thêm các rạn san hô nhân tạo để phục vụ hoạt động du lịch.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất