, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 13/11/2022, 07:13

Đất nước của các Pharaon tiến dần đến sử dụng năng lượng xanh

MINH TRÍ
(theo AP)
Trại điện mặt trời Benban là một dự án tiên phong của nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP27) nhằm hướng tới sự tận dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Trại điện gió Benban- theo tên một ngôi làng cổ - được lập ở miền nam Ai Cập, là nơi tiếp nhận nhiệt mặt trời vào các bảng pin để truyền tải điện năng đến 4 nhà máy điện nhà nước và rồi hòa vào lưới điện quốc gia. 

Đối với dân địa phương, trại điện gió này là cơ hội đổi đời: hàng ngàn người làm việc tại công trình khi nó còn đang xây dựng, và khi nó đi vào hoạt động, nhiều người đã ở lại làm kỹ thuật viên hoặc lao công vệ sinh. 

Nhân công ở trại điện mặt trời Benban- Ảnh: AP

Ai Cập năm 2022 chưa đạt 20% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo 

Dự án này cũng là một phần trong nỗ lực thúc đẩy tăng sản xuất năng lượng tái tạo của Ai Cập, nơi ánh nắng mặt trời gần như luôn có và thêm các vùng ven Biển Đỏ lộng gió khiến các chuyên gia khẳng định: “Ai Cập ở vị trí tốt để tiến đến mục tiêu xanh hóa”.

Nhưng vẫn còn nhiều dấu hỏi xung quanh chiến lược năng lượng xanh dài hơi của Ai Cập, như liệu đã đủ những khuyến khích - hay chưa - để chính phủ nước này có thể thực hiện cam kết cung cấp 42% sản lượng điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo kể từ năm 2035. 

Là một quốc gia đang phát triển và như nhiều nước khác, Ai Cập đối mặt nhiều rào cản trong việc chuyển đổi sang năng lượng xanh. Hầu hết cơ sở hạ tầng nước này lệ thuộc nhiên liệu hóa thạch để phát điện cho 104 triệu dân. 

Karim el-Gendy, một chuyên gia của tổ chức nghiên cứu Chatham House và chuyên về chính sách khí hậu bền vững, nói Ai Cập đã thất bại trong việc đạt mục tiêu năm 2022 có 20% sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Hiện Ai Cập chỉ mới đạt gần 10%, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. 

Ai Cập chưa có nhu cầu sử dụng điện mặt trời, phần nào do vừa phát hiện nhiều mỏ khí thiên nhiên trong lãnh hải nước này ở Địa Trung Hải. Vị chuyên gia nói: “Trong vài năm qua, chúng tôi chưa ghi nhận được sự quan tâm ở Ai Cập về các dự án năng lượng tái tạo như điện gió hoặc điện mặt trời”. 

Xe điện được sử dụng ở trại Benban- Ảnh: AP

Là chủ nhà COP27, Ai Cập đã tuyên bố sẽ thúc ép các nước khác thực hiện cam kết đối phó vấn nạn biến đổi khí hậu. Ai Cập không bị “trói” bởi bất kỳ mức trần khí thải nào nhưng đã hứa kéo giảm mức khí thải từ những lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm nhất, như điện và giao thông. 

Việc dùng khí thiên nhiên cũng cho phép Ai Cập chuyển đổi khỏi các ngành công nghiệp bẩn khi đốt than và dầu, tuy khí đốt vẫn là một loại nhiên liệu hóa thạch. 

Chính phủ Ai Cập chỉ tiết lộ vài chi tiết về cách thực hiện hoặc tài trợ cho mục tiêu cung cấp 42% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo kể từ năm 2035. Dự kiến nguồn đầu tư từ nước ngoài sẽ giữ phần quan trọng, do các nước châu Âu đang hướng về phía nam để tìm nguồn điện mặt trời. 

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) đã cấp 10 tỷ USD làm kinh phí cho 150 dự án ở Ai Cập, với trại điện gió Benban được ca ngợi là một trong những thành tựu lớn của EDRB. Trại này được thiết kế để tăng trưởng khi nhu cầu điện mặt trời tăng lên, và “có nhiều tiềm năng cho chúng tôi cùng các nhà đầu tư khác, theo lời Faisal Eissa, giám đốc công ty Lekela (Hà Lan) đã đầu tư vào dự án này. 

Đất nước của các  Pharaon còn nhiều thử thách

Cơ quan Năng lượng Mới và Năng lượng Tái tạo Ai Cập cho biết trại điện mặt trời Benban đã giúp cắt giảm lượng thải phát khí nhà kính hàng năm của nước này. 

Nhưng Ai Cập vẫn còn một đoạn đường dài phải đi. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 6% trong tiêu thụ năng lượng của Ai Cập trong năm 2020, trong khi dầu chiếm 36% và khí thiên nhiên chiếm 57%. Than chỉ chiếm đúng 1%. 

Vùng biển lộng gió cho phép Ai Cập dư điều kiện phát triển điện gió- Ảnh: AP

Ai Cập cũng có thể không khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, do nước này đang chịu những thử thách gồm một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ dịch COVID-19, xung đột quân sự Nga ở Ukraine. Hồi tháng 10, chính phủ Ai Cập đạt một thỏa thuận sơ bộ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhằm có thể vay 3 tỷ USD. 

Hiện tại ở châu thổ sông Nile đã có những tác động của sự biến đổi khí hậu, gồm mực nước biển dâng gây xâm thực đất ruộng,  phá hủy sự sống của nhà nông Ai Cập. 

Nước đông dân nhất khối Ả rập này chỉ chiếm 0,6% trong tổng lượng khí thải carbon của toàn cầu. Nhưng mức ô nhiễm đô thị lại cao. Đa số người dân Ai Cập sống ở các vùng đông dân cư dọc hai bờ sông Nile màu mỡ và vùng châu thổ phía bắc. Ở những vùng này, khói xe con và các phương tiện giao thông cỡ lớn đã “phun” bụi mịn khắp các đường phố.

Theo số liệu thống kê của LHQ, người dân Ai Cập phải chịu phơi nhiễm không khí cao gấp 13 lần so với mức cho phép của Tổ chức Y Tế Thế giới. Thủ đô Cairo của Ai Cập là nguồn thải phát khí nhà kính thứ nhì, sau nhà máy khí đốt ngoài khơi Zohn, theo tổ chức theo dõi sự thải phát khí nhà kính Climate TRACE.

90% diện tích Ai Cập là sa mạc không thể sinh sống. Bằng cách tận dụng các vùng ven biển và gió sa mạc, Ai Cập có thể sản xuất một nửa nguồn điện từ năng lượng tái tạo kể từ năm 2030, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế. 

Đó là một tầm nhìn khác về cảnh quan đầy nắng trời của đất nước Bắc Phi này. Ahmed Mustafa, người điều hành một trong những công ty hậu cần của dự án điện mặt trời Benban, cũng nói: “Người ở đây bắt đầu xem mặt trời là một nguồn điện”. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất