, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 03/10/2022, 17:30

Đầu tư hơn 585 tỷ đồng thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

THÙY DUNG
Chiều 3/10, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2021 và nhiệm vụ trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021 - 2025.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trương Minh.

Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới được triển khai liên tục, có tính kế thừa qua hai giai đoạn: Giai đoạn I (2011 - 2015, kéo dài đến 2017) thực hiện theo Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 5/1/2012; Giai đoạn II (2016 - 2020, kéo dài đến 6/2022), thực hiện theo Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 12/1/2017.

GS-TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới, cho biết Chương trình trong giai đoạn II (2016 - 2020) đồng thời thực hiện 2 năm chuyển tiếp (2016 - 2017) để hoàn thành và nghiệm thu các đề tài, dự án của giai đoạn I, tổng kết đánh giá giai đoạn I và lồng ghép tổ chức triển khai giai đoạn II (2016 - 2020). Mặc dù kế thừa giai đoạn I, nhưng mục tiêu và nội dung giai đoạn này được điều chỉnh theo hướng nâng cao, tập trung vào những yêu cầu mới, cao hơn của xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Bám sát nhu cầu cấp thiết của xây dựng Nông thôn mới trong tuyển chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ là cơ sở để đạt được các mục tiêu của Chương trình. Trong giai đoạn II, toàn bộ 04 mục tiêu (hoàn thiện cơ sở lý luận; hoàn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp; xây dựng các mô hình chuyển giao và nâng cao nhận thức, trình độ) đều được đáp ứng bằng số lượng hợp lý các đề tài, dự án tham gia trong các nhóm.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Ảnh: Thùy Dung.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, Chương trình Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn II đã đạt được các chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, trên 70% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên các tạp chí chuyên ngành với 80 bộ tài liệu hoặc sổ tay hướng dẫn; 152 bài báo khoa học; 100% các nhiệm vụ có kết quả được cơ quan chuyên môn hoặc các địa phương tiếp nhận, đưa vào thực tế xây dựng Nông thôn mới. 

Hầu hết các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều có doanh nghiệp đầu tư (vốn đối ứng); trên 60% mô hình có triển khai liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là đối với nhóm sản phẩm chủ lực các cấp. Các mô hình đều chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền. 

Phần lớn các mô hình sản xuất đều tăng được hiệu quả từ 25% trở lên và góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên 20% trong phạm vi dự án; hầu hết các đề tài, dự án đều tham gia nhiệm vụ đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, cho 11.000 lượt người, vượt chỉ tiêu đề ra (10.000 người).

Về kinh phí thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới, phát huy bài học ở giai đoạn I, Chương trình đã tích cực huy động sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng với vốn đầu tư vào triển khai các đề tài, dự án.

Tổng số kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 là 585,76 tỷ đồng, trong đó, kinh phí đối ứng ngoài nhà nước là 236,54 tỷ đồng, chiếm 40,4%. Phần ngân sách nhà nước cấp là 379 tỷ đồng, trong đó để thực hiện các đề tài, dự án là trên 324,3 tỷ đồng, cắt giảm theo quy định là 29,8 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học có thể xuất phát từ thực tiễn trên đồng ruộng của nông dân. Bên cạnh đó, nếu một đề tài tuy nhỏ nhưng có thể thực hiện ở nhiều địa phương tương đồng thì sức lan tỏa sẽ rất lớn thay vì việc thực hiện một đề tài rất lớn nhưng lại khó ứng dụng rộng rãi.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Mon Min.

Theo Bộ trưởng: "Các nhà khoa học không chỉ chuyển giao khoa học công nghệ thông qua các đề tai mà còn là chuyển giao tính chuyên nghiệp, sự hiểu biết, kỹ năng cho nông dân, giúp nông dân tăng năng suất lao động, tạo sức bật mới cho nông nghiệp, nông thôn".

Bộ trường Lê Minh Hoan cũng yêu cầu Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tham mưu Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới xây dựng danh sách đề tài trước, sau đó trao đổi, bàn bạc, rút gọn và thực hiện các bước tiếp theo để rút ngắn thời gian thực hiện đề tài.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất