, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 02/02/2017, 16:46

Đi dép lê tới trường, học sinh đạt điểm cao hơn

Nguyễn Thảo - VietNamNet 

Một trường tiểu học ở Anh đã cho phép học sinh của mình đi dép lê tới trường sau khi có nghiên cứu chỉ ra rằng việc này sẽ giúp trẻ đạt điểm số cao hơn.

Đi dép lê tới trường, học sinh đạt điểm cao hơn
Một nghiên cứu chỉ ra rằng đi dép lê tới trường sẽ giúp trẻ thoải mái, bình tĩnh hơn và đạt thành tích cao hơn

Trường Tiểu học Findern ở Derbyshire đã cho thử nghiệm một ý tưởng được đánh giá là có lợi cho bọn trẻ - đó là môi trường “chân không giày”.

Giáo sư Stephen Heppell tới từ ĐH Bournemouth cho biết, ông nhận thấy trẻ em cư xử tốt hơn khi không đi giày.

Hiệu trưởng trường Findern – bà Emma Tichener cũng nhận định rằng, học sinh “thư giãn hơn” khi được đi dép lê.

Giáo sư Heppell đã nghiên cứu về chủ đề này trong hơn 10 năm ở 25 quốc gia khác nhau. Môi trường học tập không giày từng được thực hiện ở các trường thuộc Scandinavia, New Zealand và các trung tâm học tập ở các quốc gia khác.

Bà Tichener nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng bọn trẻ dường như thư giãn hơn và bình tĩnh hơn bình thường”.

“Chúng tôi hi vọng có thể đo lường được những tiến bộ của trẻ và xem có sự khác biệt nào trong thành tích học tập không”.

“Chúng tôi đang tìm kiếm những ý tưởng khác biệt để nâng cao trải nghiệm cho học sinh của mình, vì thế nếu thử nghiệm này có hiệu quả, có thể nó sẽ được áp dụng lâu dài”.

Hiệu trưởng trường này cũng nói thêm rằng, phương pháp đi dép lê chỉ là khuyến khích chứ không phải là một quy định ép buộc của trường.

Tại sao không nên đi giày đến trường?

- Những học sinh đi dép lê dường như cư xử nhẹ nhàng hơn, giảm tình trạng bắt nạt

- Giảm tiếng ồn

- Sạch sẽ hơn: thảm sạch hơn, giảm hao mòn với đồ nội thất

- Trẻ đi dép lê sẵn sàng ngồi trên sàn nhà, đồ nội thất mềm để tạo không gian cho các hoạt động phối hợp, thuyết trình, đóng kịch

- Giáo viên không phải tranh cãi về loại giày nào là thích hợp

Hiện Học viện Tiểu học West Thornton ở Croydon, Surrey đang có một số khu vực “không giày”. Cô giáo Ayla Arli cho biết, bọn trẻ “cảm thấy thoải mái hơn, vì thế kết quả tăng lên”.

“Chúng tôi nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của trẻ. Chúng bình tĩnh hơn trong môi trường học tập, mức độ ồn ào giảm xuống. Đó là ý tưởng trả của họ. Họ phải trả lại chúng tôi dữ liệu để chứng minh rằng ý tưởng này không chỉ là lời quảng cáo suông, mà nó thực sự có tác động đến việc học tập”.

 

Nguyễn Thảo - VietNamNet 

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất