, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 17/03/2024, 07:00

Điểm tin ngày 17/3: Thu tiền tỷ nhờ trồng bí đỏ hồ lô; Sẽ xuất hiện kỳ hạn mặn cao điểm vào cuối tháng 3

DIỄM QUỲNH
(Tổng hợp)
Điểm tin ngày 17/3: Thu tiền tỷ nhờ trồng bí đỏ hồ lô; Sẽ xuất hiện kỳ hạn mặn cao điểm vào cuối tháng 3...

Sẽ xuất hiện kỳ hạn mặn cao điểm vào cuối tháng 3

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam vừa phát ra bản tin dự báo tình hình nguồn nước phục vụ chỉ đạo sản xuất và điều hành cấp nước mùa kiệt năm 2023 – 2024. Trong đó, phần đất thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ nguồn nước vẫn còn đảm bảo. Tuy nhiên, mực nước hiện thấp hơn trung bình nhiều năm, gây khó khăn cho việc bơm tưới.

Theo dự báo, từ ngày 24/3 – 26/3 hạn mặn sẽ tăng cao tại các địa phương vùng giữa và khu vực ven biển ĐBSCL, ranh mặn 4g/l có thể xâm nhập sâu từ 50 – 60km. Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Còn tại các địa phương vùng giữa và khu vực ven biển ĐBSCL, dự báo từ ngày 24/3 – 26/3, ranh mặn 4g/l có thể xâm nhập sâu từ 50 – 60km. Điều này, có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất và cấp nước sinh hoạt ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn bất thường, có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thủy lợi ven biển như: Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh và hệ thống Long Phú – Tiếp Nhựt.

Do đó, trong thời gian từ ngày 15/3 – 21/3, mặn có phần giảm nhẹ, các địa phương cần tranh thủ lấy nước ngọt ngay khi có thể để tích trữ, ứng phó với kỳ hạn mặn cao trở lại vào cuối tháng 3.

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tính đến ngày 13/3, các đợt xâm nhập mặn trên sông Hậu, sông Mỹ Thanh và kênh Quản Lộ Phụng Hiệp xuất hiện muộn hơn khoảng 1 tháng.

Thu tiền tỷ nhờ trồng bí đỏ hồ lô

Qua vụ bí đỏ hồ lô đầu năm 2024, các thành viên và nông dân liên kết của HTX nông nghiệp Phú Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan) phấn khởi vì được mùa, được giá. Bí đỏ hồ lô không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu thành công sang Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Văn Long, đại diện HTX Phú Sơn, cho biết cây bí đỏ hồ lô được đưa vào trồng thử nghiệm ở xứ Đồng Trung, thuộc xã Phú Sơn từ cuối năm 2023 với diện tích 12ha.

Bí đỏ hồ lô đang cho giá trị kinh tế cao, có thể nhân rộng ở nhiều địa phương tại Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình.

Chỉ qua 2 vụ canh tác, cây thích ứng, chịu hạn tốt, năng suất đạt 48 - 50 tấn/ha, tổng sản lượng toàn xã Phú Sơn hiện đạt trên dưới 600 tấn/vụ.

“Vụ vừa qua, với giá thành được doanh nghiệp bao tiêu tại ruộng là 2.500 đồng/kg, tổng doanh thu của 12ha bí đỏ đạt trên 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 960 triệu đồng", ông Long chia sẻ.

Không chỉ ở Phú Sơn, cây bí đỏ hồ lô cũng đang được triển khai ở xã Thạch Bình. Từ cuối năm 2023, toàn xã triển khai trồng bí đỏ hồ lô xuất khẩu trên diện tích khoảng 8ha.

Ông Vũ Dũng, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình, cho hay sau 2 vụ triển khai thí điểm trồng bí đỏ hồ lô, kết quả chỉ ra, trên địa bàn xã không có cây nào thu nhập bằng. Đây là cơ sở để xã chủ động nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Bưởi da xanh giảm giá

Từ sau Tết Nguyên đán 2024, giá bưởi da xanh tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL liên tục giảm. Cụ thể, giá bà con bán cho thương lái ở mức 14.000 - 16.000 đồng/kg, thấp hơn khá nhiều so với mức 30.000 - 35.000 đồng/kg trong dịp Tết vừa qua.

Bưởi da xanh giảm giá do nguồn cung tăng. Ảnh: TTXVN.

Theo các nhà vườn, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh sau Tết, nguồn cung lại dồi dào do nhiều địa phương trong nước phát triển trồng loại trái này.

Hiện thị trường có nhiều loại trái cây giá rẻ, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của bưởi da xanh.

1.800ha lúa ở Sóc Trăng được hỗ trợ phân bón hữu cơ mỗi năm

Vụ đông xuân 2023 - 2024, Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty Cổ phần Grow FA thử nghiệm mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Matsuda Organic trên quy mô 2ha tại xã Hồ Đắc Kiện và Thiện Mỹ.

Mô hình sản xuất lúa an toàn, chất lượng cao sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic do Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành phối hợp với Công ty Cổ phần Grow FA triển khai tại xã Thiện Mỹ. Ảnh: Báo Nông Nghiệp.

Nông dân Trần Văn Gõ ở ấp Mỹ Đức, xã Thiện Mỹ được hỗ trợ thực hiện canh tác 7.000m2 lúa Đài Thơm 8. Trong quá trình thăm đồng, ông Gõ nhận thấy, lá lúa xanh, dày, cứng cây. Khi nhổ lúa lên kiểm tra, rễ dài, mập hơn so với các ruộng lúa không sử dụng phân bón hữu cơ lân cận.

“Hàng năm vụ đông xuân tôi sử dụng 45 - 50kg phân bón hóa học, xịt 7 - 8 lần thuốc bảo vệ thực vật. Riêng năm nay, kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ Matsuda Organic, đến thời điểm này cận ngày thu hoạch, số lượng phân bón sử dụng là 32kg, số lần phun thuốc cũng giảm còn 5 lần”, ông Gõ tính toán.

Nhờ giảm được 2 yếu tố chính là phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, vụ đông xuân này ông Gõ tin chắc lúa trúng mùa, với năng suất ước khoảng 9,5 tấn/ha.

Khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm, huyện Châu Thành liên kết với các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ nguồn phân bón hữu cơ cho khoảng 1.800ha sản xuất lúa.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Ở TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), mỗi mùa đều có nét đẹp riêng. Những ngày này, đi dọc các cung đường dẫn vào phố cổ, sẽ bắt gặp những đồng lúa bạt ngàn màu vàng ruộm. Lúa ở Hội An không chỉ là sinh kế mà còn là không gian du lịch tuyệt vời.
Nổi bật
Được quan tâm


Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất