, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 12/06/2021, 11:49

Điều ít biết về "cô nông dân" 24 tuổi vừa trúng Đại biểu Quốc hội

VĂN THÀNH CHƯƠNG
(laodong.vn)

Trong danh sách 499 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV được Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố chiều 10.6.2021, thì thông tin đại biểu trẻ nhất là một phụ nữ nông dân sinh năm 1997 tại Điện Biên được nhiều người chú ý.

Ngoài thời gian đi làm ruộng, chị Quàng Thị Nguyệt ở nhà bán hàng tạp hóa phục vụ người dân trong khu vực. Ảnh: Thành Chương

Cất bằng đại học, về làm nông dân

Việc chị Quàng Thị Nguyệt - vốn là một nông dân người dân tộc Khơ Mú vươn lên học tập để bằng cử nhân, rồi vừa qua lại trúng cử đại biểu quốc hội trở thành niềm tự hào của nhiều người ở Điện Biên.

Chị Quàng Thị Nguyệt sinh ra và lớn lên tại bản Búng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị Nguyệt thi đỗ vào Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Sau 4 năm miệt mài dưới mái trường, tháng 7.2019, cô sinh viên Quàng Thị Nguyệt tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân, chuyên ngành chuyên ngành Công tác xã hội.

Sau khi ra trường, cô sinh viên dân tộc miền núi quyết định trở về xây dựng quê hương mặc dù nơi thành phố mở ra khá nhiều cơ hội để lập nghiệp.

Ông Quàng Văn Tròn - bố của Nguyệt chia sẻ: "Ở bản này cũng không có nhiều gia đình dám cho con đi học đại học vì rất tốn kém mà học xong cũng chưa chắc đã xin được việc làm."

Trong thời gian chưa tìm được công việc phù hợp, Nguyệt vẫn ở nhà đi làm ruộng như hồi chưa đi đại học. Vì thương con, ông Tròn bàn với vợ mở một cửa hàng tạp hóa để phục vụ người dân trong bản và giao cho Nguyệt quản lý".

Sự lựa chọn dấn thân trên con đường sự nghiệp

Sau khi ở nhà làm ruộng một thời gian không lâu, Quàng Thị Nguyệt đã quyết định lập gia đình, sinh con để khi tìm được công việc phù hợp thì yên tâm phấn đấu.

Cuộc hôn nhân được gia đình và người thân mong đợi đó chính là kết quả của một mối tình đẹp giữa cô sinh viên với chàng cựu quân nhân Biên phòng đã có nhiều năm gắn bó với vùng cao biên giới.

Khi chúng tôi tìm đến nhà Nguyệt thì cô đang cùng chồng đi lên thị trấn Mường Chà để tìm mua 1 chiếc máy cày "trả góp" để hỗ trợ bố mẹ cô bớt phần vất vả. Giờ đây, Quàng Thị Nguyệt đã chính thức trở thành đại biểu quốc hội khóa XV trong niềm tự hào của cả gia đình, địa phương và cộng đồng dân tộc Khơ Mú.

Chúng tôi hỏi về những áp lực khi có vợ là Đại biểu Quốc hội, anh Lý Văn Chung – chồng chị Quàng Thị Nguyệt cho biết: “Tôi rất tự hào và luôn ủng hộ! Không những vậy cả nhà em đều ủng hộ để Nguyệt làm tốt nhất công việc của mình.”

Chị Quàng Thị Nguyệt trong căn tạp hóa của gia đình. Ảnh: Thành Chương

Trong thời gian tiếp xúc cử tri trước kỳ bầu cử, ứng cử viên Quàng Thị Nguyệt đã để lại những hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc đối với đông đảo cử tri ở Điện Biên. Đó là một cô gái còn rất trẻ, mỗi khi đi tiếp xúc cử tri đều phải bế theo đứa con nhỏ chưa đầy 6 tháng tuổi. Cùng với đó là mẹ của Nguyệt - một người nông dân trong trang phục truyền thống của đồng bào Khơ Mú luôn đi theo chăm sóc cháu bé để Nguyệt yên tâm làm nhiệm vụ.

Vốn cả đời gắn bó với ruộng đồng, song để ủng hộ con gái làm tròn trách nhiệm với nhân dân, bà mẹ người Khơ Mù đã nhiều lần theo Nguyệt xuống tận Thủ đô Hà Nội để bế con cho Nguyệt...

Tối 10.6, ngay sau khi danh sách trúng cử ĐBQH khóa XV được công bố, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, chị Quàng Thị Nguyệt cho biết: “Khi quyết định ứng cử ĐBQH tôi cũng đã có lúc phân vân vì đây là một nhiệm vụ khá áp lực đối với một cô gái trẻ chưa có nhiều vốn sống và kinh nghiệm...

“Giờ đây được cử tri tin tưởng bầu tôi là đại biểu quốc hội thì tôi cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng vì phải gánh vác trách nhiệm “đại diện cho ý trí, nguyện vọng của nhân dân” – đó là một áp lực rất lớn".

Tuy nhiên, tôi xác định đây vừa là một thử thách nhưng đồng thời cũng là cơ hội để tôi phấn đấu theo đuổi mục tiêu góp phần vào sự phát triển, đổi thay của quê hương vùng cao, biên giới - chị Quàng Thị Nguyệt nói.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm





Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất