, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 09/11/2022, 10:25

Doanh nghiệp cao su kiến nghị tháo gỡ bất cập trong chính sách thuê đất

THÙY DUNG
Hiện nay các doanh nghiệp ngành cao su đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ những bất cập trong chính sách tài chính đối với đất đai.

Đây là nội dung được đề cập tại “Hội thảo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành cao su phát triển bền vững” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức tại TP.HCM vào ngày 8/11.

Ông Võ Hoàng An - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, cây cao su có giai đoạn xây dựng cơ bản kéo dài khoảng 6 - 8 năm. Sau 20 - 25 năm thu hoạch mủ, cây cao su sẽ được khai thác gỗ để trồng lại và tiếp tục chu kỳ tiếp theo.

Để tái canh, các doanh nghiệp phải tập trung vốn đầu tư cho công tác phục hoang, trồng mới, chăm sóc trong 6 - 8 năm, nên chưa có doanh thu, lợi nhuận, không có nguồn để nộp tiền thuê đất.

Ông Võ Hoàng An - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Mặt khác, tiền thuê đất sẽ hạch toán vào chi phí đầu tư của vườn cao su tái canh, tính khấu hao vào giá thành sản phẩm, làm tăng giá thành trong khi giá bán cao su hiện nay rất thấp. 

Như vậy, việc nộp tiền thuê đất trong giai đoạn này sẽ làm tăng chi phí đầu tư cũng như làm giảm tính cạnh tranh của cao su Việt Nam so với các nước khác.

Công nhân thu hoạch mủ cao su. Nguồn: Công ty CP cao su Tây Ninh.

Do đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính xem xét trên cơ sở thực tiễn sản xuất kinh doanh và đặc thù của cây cao su và quy định tại Khoản 10. Điều 19 NĐ 46/2014/NĐ-CP để trình cấp thẩm quyền xem xét việc miễn giảm tiền thuê đất đối với diện tích đất trồng của vườn cây cao su tái canh trong thời gian xây dựng cơ bản.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất