, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 15/05/2022, 07:01

Độc đáo phong tục kể chuyện

HỒNG LÂM
Đêm kể chuyện của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam thường diễn ra quanh bếp lửa hồng với khả năng độc diễn độc đáo của người kể chuyện...
Một đêm kể chuyện của đồng bào Cơ-tu tại Gươl.Người Cơ-tu vui hội mừng lúa mới.

Miền núi Quảng Nam là nơi cư trú lâu đời của 4 dân tộc bản địa Cơ-tu, Cor, Xơ-đăng, Giẻ Triêng. Lịch cổ truyền của các tộc người này thường chỉ có 10 tháng. Đó chính là lịch tiết của mùa vụ theo kinh nghiệm lao động nông nghiệp nương rẫy. 

Tháng cuối cùng là tháng kết thúc một chu kỳ sản xuất nương rẫy, từ lúc đó cho tới khi phát lại rẫy để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới là thời gian nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội như lễ mừng lúa mới, lễ cúng máng nước, lễ mừng nhà Gươl, lễ hội đâm trâu, lễ đầu năm mới... và thời gian này cũng chính là mùa kể chuyện.

Đó là những đêm hơmon (của người Xơ-đăng, Ca-dong), tabol (của người Cor), Bhmon (của người Cơ-tu), Kamonmon (của người Bhnoong)... Đêm kể chuyện còn có thể diễn ra vào dịp cưới hỏi hay lễ bỏ mã, lễ kết nghĩa giữa hai thôn, bản.

Già làng Cơ-tu đang kể chuyện.

Vào những đêm kể chuyện, dân trong bản tụ tập đông đảo bên bếp lửa hồng của nhà gươl để nghe kể về những truyền thuyết giải thích việc sinh ra trời đất, núi sông, cây cỏ; sự xuất hiện của con người; nguồn gốc các dòng họ; những cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với kẻ thù để xây dựng bản làng và giành quyền sống; về Yàng, về các thần linh hoặc những chuyện cổ tích của dân tộc mình.

Người kể chuyện thường là các già làng cao tuổi, có trí nhớ tốt, có tài hát và kể vì bắt đầu câu chuyện luôn là một bài hát nào đó của dân tộc mình do người kể chuyện cất lên. Đám đông thường im lặng lắng nghe một cách chăm chú. Giọng kể có lúc đều đều, có khi sôi nổi, có khi chợt lên cao, lại có khi trầm hẳn xuống. Người kể chuyện có khi tư lự, có khi tươi cười, có lúc giận giữ, lại có khi đau buồn theo những tình tiết trong câu chuyện. Cũng có khi người kể chuyện diễn tả câu chuyện bằng động tác, thể hiện những hành động của nhân vật trong chuyện như bắn ná, đâm lao, hoặc vung tay hoặc ôm ngực... rất sống động.

Một buổi kể chuyện của đồng bào Cadong.

Một đêm kể chuyện, nhất là những đêm lễ hội, thường kéo dài có khi đến sáng, nhiều câu chuyện cổ phải được kể trong nhiều đêm mới hết. Đêm kể chuyện của các dân tộc có thể coi như một loại hình hoạt động cộng đồng, một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam.

Bằng những đêm kể chuyện, lịch sử hình thành, quá trình đấu tranh để tồn tại của dân tộc cũng như nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác một cách hấp dẫn, dễ nhớ.

Người Cơ-tu vui hội mừng lúa mới.

Được tham dự một đêm kể chuyện của đồng bào miền núi bên bếp lửa hồng bập bùng nơi nhà Gươl trong đêm đen của núi rừng đại ngàn sẽ là một dấu ấn khó quên...

Tags

Bình luận

Xem nhiều

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất