, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 21/01/2022, 17:00

Độc đáo tiếng trống của các tộc người thiểu số

MINH KHÔI
Đối với một số tộc người ở Việt Nam, trống truyền thống thể hiện quan điểm về tôn giáo, thế giới quan và có giá trị về mặt văn hóa cộng đồng. Trong đời sống người Việt, trống xuất hiện thường xuyên trong các nghi lễ, hội hè. Các hồi trống đi vào ký ức hào hùng của dân tộc và có vai trò quan trọng trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống. Xét về công dụng và hình thức, người Việt có nhiều loại trống sử dụng trong nghệ thuật dân gian và trong nghi lễ, thờ cúng.

Trống Nêm của người Dao

Không như người Việt, người Dao không căng mặt trống bằng cách đóng đinh cố định vào tang trống mà dùng các dây mây dẻo, mềm kéo căng bằng các nêm chéo nhau. Nêm trống là những thanh gỗ được chẻ mỏng và đan chéo xung quanh tang trống. Để làm được một cái trống chuẩn, mặt trống căng, các nêm tạo hình đẹp mặt thì người thợ phải học ít nhất 3 năm mới có thể làm thành thạo. Vì độ khó của nó mà nghệ nhân làm trống người Dao luôn được cộng đồng ngưỡng mộ.

Trống nêm của người Dao.

Theo phong tục, người Dao chỉ hoàn thiện trống cũng như đi mua trống vào những ngày tốt trong năm để có những chiếc trống tốt và “linh”. Người Dao dùng tiếng trống thể hiện tình cảm của người đang sống đối với tổ tiên, với vạn vật thiên nhiên, nên trống nêm luôn xuất hiện trong các sinh hoạt động đồng quan trọng như Lễ cấp sắc, Tết nhảy, đám cưới, lễ Tết khai xuân… Đối với người Dao, từ khi sinh ra đến lúc mất đi, không một nghi lễ vòng đời nào thiếu vắng tiếng trống nêm. Vì lẽ đó mà trống nêm trở thành biểu tượng cho đời sống tinh thần của người Dao.

Trống Paranưng của người Chăm

Trong hệ thống âm nhạc truyền thống của người Chăm. Trống Paranưng là một nhạc khí quan trọng thuộc bộ gõ, đó là vật tổ linh thiêng. Nghệ nhân vỗ trống của cộng đồng được gọi là thầy vỗ trống Maduen. Trống Paranưng được làm bằng gỗ đục rỗng, có đường kính khoảng 0,4m, một mặt được căng da dê hoặc da nai bằng hệ thống dây mây và 12 con nêm bằng gỗ. 12 con nêm này cũng là bộ phận để nghệ nhân chơi trống tăng giảm âm. Khi sử dụng, nghệ nhân đeo trống Paranưng trước ngực, sử dụng thủ pháp rung ngón và dùng cả bàn tay trái bịt mặt trống mà tạo thành các âm thanh như ý muốn. Tùy vào các vị trí trên mặt trống mà tạo ra các âm sắc cơ bản là: Tìn (âm vàng rền), Tin (âm cao hơn âm Tìn) và Tắc (âm ngắt và đục). Trống Paranưng xuất hiện trong hầu hết các dịp lễ Tết quan trọng của người Chăm như tết Rija Nưga hay Katê, tang lễ, lễ nhập Kud, ngày cưới…

Trống đất của người Mường

Trống đất theo tiếng Mường là “Toòng Tửng”. Theo truyền thuyết của người Mường vùng Phú Thọ, trống đất được sáng tạo trong quá trình chống ngoại xâm của ông cha từ thời Hùng Vương. Sau khi đánh trận trở về, quan quân hạ trại nghỉ ngơi và ăn mừng chiến thắng tại làng Thể Cần (làng Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ngày nay). Trong quá trình đào hố chôn cột trại, những âm thanh vang lên từ lòng đất chính là gợi ý cho sự sáng tạo nên nhạc cụ độc đáo này. Từ nguồn gốc đó mà trống đất thuở ban đầu là nhạc cụ sử dụng để ăn mừng khao quân thắng trận.

Người diễn tấu trống dùng 2 đũa tre gõ lên sợi dây lạt truyền qua mặt trống xuống đất. Những âm thanh trầm bổng được vang lên có lúc âm rền như công-tơ-bát. Nếu người diễn tấu dùng một tay vít vào cần âm thanh thì tiếng trống có độ ngân dài như tiếng đàn bầu, nếu chặn ngón tay vào dây, tiếng trống sẽ khô và đanh hơn.

Trống Chhay-dăm của người Khmer

Trống Chhay-dăm là loại trống được sử dụng phục vụ cho điệu múa trống Chhay-dăm, một điệu múa dân gian độc đáo thường được biểu diễn trong các ngày lễ hội của người Khmer, chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh. Cái khó nhất của người biểu diễn múa trống chính là gõ và múa kết hợp phải nhịp nhàng, chính xác từ chi tiết nhỏ nhất. Khi đánh trống bằng tay, cùi chỏ, gót chân thì phải kết hợp với nhào lộn nhưng không được để trống chạm sàn diễn và vẫn phải bảo đảm âm thanh vang, không mất tiếng, nhằm tránh làm hạn chế cảm xúc và sự hào hứng của người nghe…

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất