, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 02/01/2021, 22:04

ĐÓN ĐỌC NÔNG THÔN VIỆT - SỐ THÁNG 01/2021

Quý độc giả thân mến,

Vậy là một năm nữa đã qua, dù Covid-19 vẫn đang hoành hành khắp thế giới và gây ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt đời sống con người, nhưng Việt Nam - với các biện pháp phòng, chống dịch được đánh giá là hiệu quả nhất thế giới – vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp.

Năm 2020 nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 41,2 tỷ USD. Con số hơn nửa tỉ USD chưa phải là lớn. Nhưng trong bối cảnh một năm đại dịch Covid gây nên khủng hoảng toàn cầu; một năm đất nước phải hứng chịu đợt hạn mặn xâm nhập đến hơn nửa diện tích canh tác của Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất nước; và dải đất miền Trung từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa hứng chịu sự tàn phá của 13 cơn bão… mà nông sản xuất khẩu vẫn tăng trưởng dương, thì ý nghĩa không hề nhỏ.

Nhìn lại một năm vừa qua và hướng đến thời gian sắp tới, Tạp chí Nông thôn Việt (NTV) xin chuyển tải đến bạn đọc những vấn đề trọng tâm có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội của nước ta qua các bài viết: Một năm nhìn lại, 10 dấu ấn kinh tế, chính trị, xã hội năm 2020. Quốc hội khóa XVI – một nhiệm kỳ nhiều đổi mới, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Hoàn toàn có thể viết tiếp câu chuyện kỳ tích về nền nông nghiệp Việt Nam trong 5 năm tới, 2021 - Thời điểm vàng để ngành nông nghiệp làm mới mình…

 

Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã trở thành xu hướng thu hút nhiều người trẻ. Trong đó, khởi nghiệp từ chính tài nguyên bản địa quê nhà là sự lựa chọn của không ít startup. Hành trình khởi nghiệp của họ chính là hành trình đưa sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các địa phương vươn xa. Tạp chí Nông thôn Việt xin giới thiệu đến bạn đọc một số mô hình điển hình qua các bài viết: Vẹn tròn vị mật thốt nốt Bảy Núi, Tài nguyên bản địa “mở đường” cho khởi nghiệp…

Năm 2020 là năm thứ 2, nhiệm kỳ II (2019 - 2024) của Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Tổng hội) – Cơ quan chủ quản của Tạp chí Nông thôn Việt. Năm 2020 là năm mà thế giới nói chung và nước ta nói riêng có rất nhiều biến động. Với đặc điểm của một tổ chức xã hội nghề nghiệp như Tổng hội - bao gồm nhiều hội viên, nhiều doanh nghiệp, nhiều nhân trí, trí thức và một số cơ quan nghiên cứu, áp lực nhất chính là làm sao kết nối được các thành viên nhằm phục vụ cho mục tiêu rất lớn là hỗ trợ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới, làm rõ được các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, những mong muốn của nhân dân. Để hiểu rõ hơn về ý kiến này, mời bạn đọc đọc bài viết Tổng hội và những “điểm nhấn” trong năm 2020 của TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội NN&PTNT VN.

“Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm gắn với Chương trình xây dựng Nông thôn mới là một giải pháp đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, hình thành các nhóm sản phẩm chủ lực” - Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đưa ra nhận định khi nói về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Để làm rõ ý kiến này, Tạp chí đã có buổi phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Tiến và chuyển tải đến bạn đọc qua bài viết: Chương trình OCOP – đòn bẩy của nhóm người yếu thế.

Bạn đọc mến,

Từ xa xưa con người đã luôn có nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm và phản ánh đời sống xung quanh thông qua nhiều phương tiện như thơ ca, hò vè, tranh vẽ… Trong đó tranh dân gian là một trong những phương tiện hiệu quả nhất.

Điểm đặc biệt của tranh dân gian so với các dòng tranh khác là có tính dân tộc, tính lịch sử rất cao. Mẫu số chung dễ nhận thấy của các dòng tranh dân gian Việt Nam là được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, do nhân dân sáng tác. Qua góc nhìn của các nghệ nhân làm tranh, những phong tục tập quán, đời sống thường ngày của người Việt được mô tả một cách sống động, hài hòa. Bên cạnh giá trị mỹ thuật, tranh dân gian còn ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu sắc, dày đặc hàm lượng văn hóa.

Sự đa dạng bản sắc dân tộc đã tạo điều kiện cho Việt Nam có nhiều dòng tranh dân gian khác nhau, đặc trưng cho văn hóa vùng miền. Theo dòng chảy thời gian, nhiều dòng tranh dân gian và các làng làm tranh dân gian không tránh khỏi bị mai một. Dù vậy, ngày nay nhiều nhà nghiên cứu và những người có tâm với văn hóa Việt vẫn đang nỗ lực hồi sinh và gìn giữ dòng tranh này như một phần hồn cốt của dân tộc.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nghề làm tranh dân gian Việt qua loạt bài trong chuyên đề “Các làng tranh dân gian” trong tạp chí số tháng 1 này.

Những câu chuyện thời sự, văn hóa, xã hội tiếp tục được chuyển tải qua các chuyên mục: Tài chính – ngân hàng, Công nghệ - Sáng chế, Món ăn lạ, Cây thuốc trong vườn, Du lịch, Nhìn ra thế giới…

Ấn phẩm đặc biệt 88 trang, giá bìa không đổi: 30.000 VNĐ/cuốn

Liên hệ mua và đặt báo: (028) 3821 1283

 

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất