, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 30/11/2021, 17:20

Đồng hành cùng thanh niên, sinh viên khởi nghiệp gắn với chương trình Mỗi xã một sản phẩm

THÙY DUNG
Từ ngày 01 đến ngày 03/12/2021, Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Văn phòng Điều phối NTM Trung Ương tổ chức chương trình “Diễn đàn khởi nghiệp gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong thanh niên, sinh viên”.

Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động triển khai nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2021 của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung Ương và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Với mục đích tạo ra diễn đàn bổ ích giúp cho sinh viên, thanh niên trên địa bàn cả nước giao lưu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm nhằm hiện thực hóa và triển khai thành công các ý tưởng khởi nghiệp, chương trình có 10 chuyên đề chia thành 3 buổi tập huấn với 3 chủ đề khác nhau, gồm: Phát triển ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo OCOP; Phát triển OCOP gắn với nông nghiệp hữu cơ trong sinh viên, thanh niên; Khởi nghiệp OCOP gắn với việc xây dựng, phát triển và bảo hộ thương hiệu.

Người tham gia sẽ được tương tác, lắng nghe những chia sẻ thiết thực từ 10 diễn giả, chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp hữu cơ, du lịch, khởi nghiệp, bảo hộ thương hiệu đến kinh tế và công nghệ số.

Diễn giả của chương trình sẽ đi sâu đến những kinh nghiệm thực tế cần thiết trong quá trình khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp gắn với chương trình Mỗi xã một sản phẩm hoặc những trải nghiệm của chính bản thân diễn giả, cả những bài học và vấp ngã cũng như cách thay đổi sáng tạo, giữ vững đam mê để chạm đến thành công.

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa mang nét riêng biệt vùng miền, chính vì vậy khởi nghiệp trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm có thể tận dụng được tìm năng sẵn có để phát triển sản phẩm địa phương mang tính độc đáo thể hiện niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước trong mỗi ý tưởng khởi nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng Chương trình “Diễn đàn khởi nghiệp gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong thanh niên, sinh viên” sẽ là một bước đệm, là động lực thắp lên ngọn lửa khởi nghiệp bừng cháy trong thanh niên, sinh viên.

TS Ngô Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Chương trình "Diễn đàn khởi nghiệp gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong thanh niên, sinh viên” sẽ chính thức khai mạc vào 8 giờ sáng ngày 01/12/2021 trên nền tảng ứng dụng Zoom (ID cuộc họp: 994 7596 3369; Mật mã: 2021) và phát trực tiếp thông qua 2 kênh chính thức của Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong:

Fanpage: https://www.facebook.com/ptntsu

Youtube: https://m.youtube.com/channel/UCGpgzf0uznc_Zkj7aZJEKHA

Chương trình “Diễn đàn khởi nghiệp gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong thanh niên, sinh viên” gồm có 10 chuyên đề chia thành 3 buổi tập huấn với 3 chủ đề khác nhau:

1. Phát triển ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo OCOP

Chuyên đề 1: Thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, sáng tạo cùng OCOP

Chuyên đề 2: Tinh thần doanh nhân và ý tưởng sáng tạo khai thác tài nguyên bản địa

Chuyên đề 3: Tận dụng tiềm năng từ các giá trị bản địa để phát triển sản phẩm đặc trưng địa phương trong chương trình OCOP ở nước ta

Chuyên đề 4: Khởi nghiệp từ du lịch nông thôn 

2. Phát triển OCOP gắn với nông nghiệp hữu cơ trong sinh viên, thanh niên

Chuyên đề 1: Vai trò của nông nghiệp hữu cơ đối với nông hộ vi mô nhỏ - kinh nghiệm của Thế Giới & Việt Nam 

Chuyên đề 2: Sản xuất và thương mại cafe & hồ tiêu sinh thái Tây Nguyên – Thanh niên khởi nghiệp

Chuyên đề 3: Làm sao để một nhà nông hữu cơ vi mô nhỏ sống tốt? 

3. Khởi nghiệp OCOP gắn với việc xây dựng, phát triển và bảo hộ thương hiệu

Chuyên đề 1: Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Chuyên đề 2: Bảo vệ độc quyền thương hiệu sản phẩm OCOP

Chuyên đề 3: Cô gái Bh.nong - bỏ phố về rừng, mang hương rừng ra phố

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2

Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất