, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 08/03/2023, 14:30

Đồng Tháp: Huyện Châu Thành chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

MN
(baodongthap.vn)
Hướng vào khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Châu Thành đã chú trọng phát triển sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), giúp người sản xuất có điều kiện nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng Nông thôn mới.
Nhãn là sản phẩm chủ lực của huyện Châu Thành.

Với thế mạnh là làng nghề truyền thống làm bột; vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp đa dạng cây trồng; phong trào khởi nghiệp với nhiều doanh nghiệp trẻ năng động, sáng tạo... thực hiện Chương trình OCOP, huyện Châu Thành đã tập trung rà soát, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện từng nội dung tiêu chí, hoàn thiện chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Qua đó, hàng năm, các sản phẩm của huyện tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh đều đạt cả về số lượng và chất lượng.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, Châu Thành có 40 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao (trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng tham gia đánh giá phân hạng cấp Trung ương). Riêng năm 2022, huyện có 18 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cấp tỉnh.

Để hỗ trợ các sản phẩm OCOP tìm đầu ra, kết nối với thị trường tiêu thụ, thời gian qua, địa phương đã tạo điều kiện, hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu do huyện, tỉnh tổ chức; giới thiệu, hỗ trợ đăng ký sản phẩm tham gia các sàn thương mại điện tử Voso.vn, Postmart... Từ đó, đã có nhiều chủ thể OCOP ký kết hợp đồng với các siêu thị, doanh nghiệp; thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều có doanh thu tăng trưởng tốt.

Theo lãnh đạo huyện Châu Thành, Chương trình OCOP đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin sáng tạo khởi nghiệp của người dân, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, thông qua bộ tiêu chí còn định hướng xây dựng các tổ chức kinh tế theo hướng cộng đồng và định hướng các cơ sở sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng.

Xác định OCOP là một trong những giải pháp phù hợp và cần thiết để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Châu Thành tiếp tục chú trọng khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các ngành nghề nông thôn. Bên cạnh đó, tiếp tục khảo sát, thu thập thông tin từ các chủ thể sản xuất để đánh giá nhu cầu của từng chủ thể cụ thể để đề xuất tỉnh hỗ trợ như: đào tạo, tập huấn; hỗ trợ tư vấn thiết kế nhãn hàng hóa; xúc tiến thương mại...

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất