
Với nỗ lực đảo ngược thiệt hại do tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh gây ra đối với môi trường, Trung Quốc đã thành lập các công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và kế hoạch "lằn ranh đỏ" sinh thái nhằm đưa các môi trường sống dễ bị tổn thương ra ngoài tầm hoạt động của con người, với 30% diện tích lãnh thổ của đất nước hiện đã được bảo vệ.
Theo một cuộc khảo sát đối với hơn 4.300 loài bản địa bởi 213 chuyên gia do Bộ Sinh thái và Môi trường thực hiện, một số lượng đáng kể các loài vẫn gặp rủi ro do quá trình mở rộng đô thị nhanh chóng, phát triển cơ sở hạ tầng gây rối và khai thác động vật,
Trong báo cáo, bộ Tài nguyên Môi trường Trung Quốc nhấn mạnh: “Kết quả cho thấy nguy cơ tuyệt chủng của động vật có xương sống ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Các vấn đề tuyệt chủng loài và tuyệt chủng khu vực đã xảy ra ở tất cả các nhóm động vật. Hoạt động kinh tế của con người đã làm thay đổi đặc điểm của đất đai... gây ra sự mất mát và chia cắt môi trường sống của động vật hoang dã và làm giảm hoặc thậm chí biến mất quần thể động vật có xương sống".
Bộ cũng cho biết thêm, gần 30% các loài bò sát của Trung Quốc đang bị đe dọa, cao hơn tỷ lệ toàn cầu là 21,2%. Tổng số có nguy cơ tuyệt chủng đã tăng từ 110 loài kể từ cuộc khảo sát trước đó vào năm 2004 lên 137 loài.
Trong khi đó, tổng cộng có 176 loài lưỡng cư cũng được xác định là đang bị đe dọa, tăng từ con số 128 loài được xác định trước đó, chiếm hơn 40% tổng số số loài. Đây cũng được xem là cao hơn nhiều so với tỷ lệ toàn cầu.

Bên cạnh những cảnh báo đỏ thì Trung Quốc cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định, đặc biệt đối với một số loại động vật, trong đó có thể kể đến như gấu trúc, dân số của loài động vật này đã đạt được khoảng 1.800 con. Năm 2021, gấu trúc được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hạ cấp từ mức độ “nguy cấp” xuống mức độ “dễ bị tổn thương”.
Tổng số loài động vật có vú bị đe dọa cũng đã giảm từ 223 loài vào năm 2004 xuống còn 178 loài, trong đó có 5 loài "cực kỳ nguy cấp" được điều chỉnh xuống mức mức "nguy cấp".
Mặc dù vậy, con số này vẫn chiếm tới 26,4% tổng số loài được giám định, cao hơn tỷ lệ các loài động vật có vú bị đe dọa trong Sách đỏ toàn cầu của IUCN là 21,8% vào năm 2014.