, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 24/07/2022, 18:23

Dư địa phát triển mắc ca còn rất lớn

NINH GIANG
Ngày 22/7 vừa qua, tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030.
Quang cảnh hội nghị diễn ra tại thành phố Đà Lạt ngày 22/7.

Theo Bộ NN&PTNT, mắc ca là cây lâm nghiệp chính và đa tác dụng, hiện cả nước đã trồng được hơn 18.000ha phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc. Đề án phát triển cây mắc ca vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hướng đến phát triển mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. 

Theo dự báo của ngành chức năng, dự kiến đến năm 2030 cả nước đạt từ 130.000 – 150.000ha tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Sản lượng mắc ca qua chế biến sẽ đạt khoảng 130.000 tấn hạt vào năm 2030 và đạt 500.000 tấn vào 2050. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD vào năm 2030 và đạt 2,5 tỷ USD vào 2050.

Nông dân giới thiệu sản phẩm từ mắc ca tại hội nghị.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mắc ca thế giới ngày càng tăng, dự báo đến 2025 thị trường cần khoảng 220.000 tấn nhân (tương đương 850.000 tấn hạt tươi. Hiện nay, nhu cầu mắc ca thế giới cao gấp 4 lần tổng sản lượng. Ở Việt Nam, dư địa mở rộng thị phần của mắc ca tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức còn rất lớn. Ngoài ra, so với nhiều nước xuất khẩu hạt mắc ca lớn trên thế giới tại khu vực châu Phi và Nam Mỹ thì Việt Nam có lợi thế hơn khi đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường nhập khẩu.

Các đơn vị giới thiệu sản phẩm tại gian hàng trưng bày bên lề hội nghị.

Tại hội nghị, nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã nêu thắc mắc nhằm hướng đến sản xuất mắc ca một cách bền vững, tránh trồng ồ ạt dẫn tới không có thị trường tiêu thụ. Đồng thời, các chuyên gia và người trồng mong muốn có những nhà máy chế biến đủ lớn để thu mua, chế biến sản phẩm khi thu hoạch, kiến nghị Bộ NN&PTNT thành lập các viện nghiên cứu chuyên sâu về mắc ca, nghiên cứu về các vấn đề sâu hại, dịch bệnh trên cây này để có phương án canh tác hiệu quả.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất