, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 09/04/2022, 13:00

Đưa công nghệ sấy lạnh vào chế biến vải thiều xuất khẩu

THÚY GIANG
(nhandan.vn)
Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ ra mắt chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ vải thiều, ứng dụng công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh của Nhật Bản vào sơ chế quả vải, đáp ứng nhu cầu về chất lượng xuất khẩu vào trường khó tính.

Bà Đỗ Thị Hằng, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng cho biết: Hiện tại chuỗi liên có 22 tổ sản xuất vải thiều với diện tích khoảng 200ha. Để quả vải đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, chúng tôi tiến hành liên kết đồng bộ từ sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ. Khi liên kết, chúng tôi sẽ lựa chọn những hộ, hợp tác xã có khu sản xuất đẹp, thuận tiện chăm sóc, thu hái. Các hộ sẽ được tập huấn cách chăm sóc vải thiều đúng yêu cầu từ sử dụng nước tưới, phân bón, chế phẩm sinh học…

Do vải thiều là loại quả có thời gian thu hoạch ngắn, để tránh bị thương lái ép giá, năm nay lần đầu tiên Công ty sẽ đưa vào sử dụng công nghệ sấy lạnh bằng máy sấy lạnh thông minh tăng tốc Sasaki, với những ưu điểm vượt trội so với sấy thủ công người dân đang sử dụng để tăng giá trị của quả vải thiều. Trước mắt Công ty sẽ đầu tư hai dây chuyền sấy hơn 6 tỷ đồng, đến tháng 10/2022 sẽ lắp 7 dây chuyền sấy trên 20 tỷ đồng.

Năm 2022, sản lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang vào khoảng 160 nghìn tấn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trước những biến động của việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống Trung Quốc có thể gặp khó khăn, dự báo sản lượng vải sấy sẽ tăng lên so với những năm trước. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ sấy lạnh với những ưu điểm so với sấy thủ công sẽ giúp tăng giá trị quả vải Bắc Giang.

Ông Đặng Trần Việt, Giám đốc Công ty thương mại quốc tế Orgen cho biết: Với công nghệ sấy lạnh thông minh tăng tốc Sasaki sẽ giúp quả vải giữ nguyên màu, nguyên mùi, nguyên vị đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Nhờ nguyên lý tách ẩm độc lập, quả vải được rút ẩm đồng đều từ bên trong, đạt được độ ẩm tối ưu mà không bị phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường bên ngoài. Đồng thời giúp giảm thiểu tiêu hao năng lượng, rút ngắn thời gian sấy, đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường.

Đánh giá về sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ sấy lạnh trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều xuất khẩu, ông Nguyễn Hữu Xuyên - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp Xuyên Việt tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn cho biết: Sản lượng trung bình hàng năm của Hợp tác xã khoảng 400 tấn vải, tuy nhiên mọi năm chỉ bán vải tươi nên có tình trạng bị thương lái ép giá do không bảo quản được quả vải sau thu hoạch.

Năm nay là năm đầu tiên Hợp tác xã được tiếp cận với công nghệ sấy lạnh Sasaki với nhiều ưu điểm như vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm nhân công, đạt chuẩn để xuất khẩu trên thế giới. Đặc biệt công nghệ sấy lạnh có nhiều loại máy với công suất từ 100kg, 200kg, 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn nên phù hợp với nhu cầu sấy từ hộ gia đình, hợp tác xã đến công ty. Tuy nhiên để các hộ gia đình và hợp tác xã được sử dụng công nghệ sấy lạnh này cho quả vải, Công ty mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho mua trả góp hoặc giảm lãi suất cho vay khi mua máy.

Tags

Bình luận

Xem nhiều




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Nổi bật
Được quan tâm


Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất