, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 30/06/2023, 07:40

EU kêu gọi đàm phán toàn cầu về rủi ro địa kỹ thuật khí hậu

LÊ KIÊN
(tổng hợp)
Ủy ban châu Âu (EC) hôm 28/6 đã kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế về việc quản lý mối nguy hiểm của phương pháp địa kỹ thuật can thiệp vào khí hậu vốn đã gây ra nhiều rủi ro không thể lường trước được.
Phác đồ mô phỏng các phương pháp địa kỹ thuật khí hậu. (Ảnh: Climate Central).

Địa kỹ thuật đề cập đến một tập hợp các công nghệ được thiết kế để can vào thiệp khí hậu nhằm nỗ lực khắc phục sự biến đổi của khí hậu.

Địa kỹ thuật đã thu hút sự quan tâm ngày càng lớn khi các quốc gia trên thế giới không thể cắt giảm khí thải nhà kính một cách kịp thời nhằm hạn chế sự biến đổi của khí hậu. Tuy nhiên vấn đề can thiệp vào các hệ hành tinh để chống lại sự nóng lên toàn cầu vẫn còn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi. 

Trong một cuộc họp báo, ông Frans Timmermans - người đứng đầu chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) nói: "Bất kỳ đối tượng nào cũng không nên tiến hành thí nghiệm độc lập đối với hành tinh chung của chúng ta. Điều này nên được đưa ra thảo luận tại diễn đàn phù hợp, ở cấp độ quốc tế cao nhất”.

Theo đề xuất của ông Frans Timmermans, Liên Hợp Quốc là một địa điểm phù hợp để đàm phán về những rủi ro và khả năng sử dụng địa kỹ thuật.

Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Frans Timmermans phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Reuters tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở khu nghỉ dưỡng Biển Đỏ tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 17/11/2022. (Ảnh tư liệu: Reuters/Emilie Madi).

Các chiến lược địa kỹ thuật bao gồm phương pháp loại bỏ trực tiếp khí thải CO2 ra khỏi tầng khí quyển. Các nhà máy đầu tiên thực hiện được sứ mệnh này đã đi vào hoạt động, tuy nhiên lượng CO2 thu giữ còn rất nhỏ so với lượng thải ra của các quốc gia trên thế giới.

Gây tranh cãi nhiều hơn cả là phương pháp điều chỉnh bức xạ mặt trời (SRM) nhằm cắt giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới bề mặt trái đất. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm Sol khí sunfat (Aerosol) hoặc các hóa chất khác vào tầng bình lưu để ngăn chặn và phản chiếu ánh sáng mặt trời quay ngược trở lại không trung.

Bà Joanna Haigh - Giáo sư danh dự tại Đại học Hoàng gia London cho biết, ngoài những mối nguy hiểm về thể chất thì việc sử dụng công nghệ như vậy sẽ khiến những đối tượng gây ô nhiễm có cớ để từ chối giải quyết các nguyên nhân căn cốt của biến đổi khí hậu và khí thải nhà kính sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Trong một tài liệu công bố, EC cho biết với tình trạng phát triển như hiện nay, phương pháp SRM thể hiện mức độ rủi ro không thể chấp nhận được đối với con người và môi trường.

Thiết bị thu khí CO2 từ không trung của Swiss Climeworks AG được đặt trên nóc nhà máy đốt rác thải ở Hinwil, Thụy Sĩ ngày 18/7/2017. (Ảnh tư liệu: Reuters/Arnd Wiegmann).

EU hiện đang tài trợ cho 2 dự án để đánh giá phương pháp địa kỹ thuật, tuy nhiên, Ủy ban châu Âu cũng cho biết sẽ không phát triển hoặc thử nghiệm công nghệ SRM. Phương pháp này đã gây chia rẽ ý kiến giữa các nhà khoa học.

Được biết, hơn 100 nhà khoa học đã ký một lá thư hồi tháng 2 ủng hộ việc nghiên cứu để hiểu được liệu phương pháp SRM có thể làm giảm nguy cơ nóng lên toàn cầu trước mắt hay không trong khi các quốc gia đang cố gắng cắt giảm lượng khí thải hoàn toàn.

Trong khi đó, nhiều nhà khoa học khác thì kêu gọi cấm phương pháp địa kỹ thuật năng lượng mặt trời, đồng thời lập luận rằng nó sẽ không thể quản lý được và có thể gây ra những tác động khó lường, bao gồm cả thời tiết và nông nghiệp.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất