, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 08/04/2022, 16:49

EU quyết tâm đẩy nhanh chính sách khí hậu và từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga

LÊ KIÊN
11 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi EU nên đẩy nhanh các cuộc đàm phán về chính sách biến đổi khí hậu mới và tăng cường thực hiện các đề xuất liên quan đến việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga càng sớm càng tốt.
Ông Dan Jorgensen - Bộ trưởng Khí hậu Đan Mạch phát biểu trong Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, Anh, ngày 11/11/2021. Ảnh tư liệu: Reuters/Phil Noble

EU và Nghị viện châu Âu vừa có cuộc đàm phán (07/04) về một loạt các “biện pháp xanh” trong năm nay. Bao gồm: cải tổ thị trường carbon của EU, lệnh cấm mới đối với ô tô sử dụng động cơ đốt trong năm 2035 và các mục tiêu cao hơn là mở rộng nguồn năng lượng tái tạo.

Các đề xuất được thiết lập nhằm mục tiêu cắt giảm 55% lượng phát thải khí nhà kính của EU vào năm 2030, so với mức phát thải của năm 1990. 

Các nước thành viên EU cũng đặt mục tiêu tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu của Nga vào năm 2027. Để thực hiện mục tiêu này, một phần sẽ thông qua nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng để đối phó với cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Theo thông tin được Reuters đăng tải, 11 nước thành viên EU đã ra một tuyên bố chung: “Bây giờ là thời điểm để mạnh dạn và quyết tâm tiến lên phía trước với quá trình chuyển đổi xanh. Bất kỳ sự chậm trễ hay do dự nào sẽ chỉ kéo dài thêm sự phụ thuộc vào năng lượng của chúng ta”.

Tuyên bố do Đan Mạch dẫn đầu và được ký kết bởi các quốc gia: Áo, Đức, Tây Ban Nha, Phần Lan, Ireland, Luxembourg, Latvia, Hà Lan, Thụy Điển và Slovenia.

Ông Dan Jorgensen - Bộ trưởng Khí hậu Đan Mạch cho biết, các nước đang kêu gọi “cần có càng sớm càng tốt một con đường xanh để EU độc lập năng lượng đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga ".

Một buổi họp của các nước thành viên khối EU. Ảnh: EP

Nga là quốc gia cung cấp 40% lượng khí đốt cho châu Âu. 11 nước thành viên EU nhấn mạnh, việc nỗ lực thay thế khí đốt của Nga bằng một loại nhiên liệu khác phải hạn chế được lượng khí thải và đảm bảo cho EU luôn đi đúng hướng nhằm loại bỏ lượng phát thải ròng vào năm 2050 như cam kết.

Brussels hy vọng các đề xuất khí hậu nếu được thông qua sẽ cắt giảm được 30% lượng khí đốt mà EU sử dụng vào năm 2030. Việc mở rộng và thúc đẩy nhanh hơn nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng cũng có thể giúp giảm tải được hóa đơn chi phí nhiên liệu vốn đã tăng vọt trong bối cảnh giá khí đốt cao những tháng gần đây.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất