, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 07/12/2022, 17:00

EU thông qua luật ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa liên quan đến phá rừng

LÊ KIÊN
(Reuters, AFP )
Liên minh châu Âu hôm 6/12 đã thông qua một luật mới, động thái này nhằm ngăn chặn các công ty bán sản phẩm cà phê, thịt bò, đậu nành và nhiều mặt hàng khác có liên quan đến nạn phá rừng trên khắp thế giới vào thị trường EU.
Ảnh chụp từ trên cao của một khu vực rừng bị chặt phá để trồng cọ dầu ở quận Kapuas Hulu, tỉnh Tây Kalimantan của Indonesia. (Ảnh tư liệu: Reuters/Crack Palinggi)

Luật sẽ yêu cầu các công ty phải đưa ra tuyên bố thẩm định để chứng minh rằng chuỗi cung ứng của họ không có liên quan đến việc phá hủy rừng trước khi những công ty này bán hàng hóa vào thị trường EU, nếu không họ có thể phải đối mặt với những khoản tiền phạt rất nặng.

“Tôi hy vọng rằng quy định mới mẻ này sẽ tạo động lực cho việc bảo vệ rừng trên toàn cầu và truyền cảm hứng cho các quốc gia khác tại Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15 tới đây” - Christophe Hansen, trưởng đoàn đàm phán của Nghị viện Châu Âu. 

Phá rừng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính chính dẫn đến biến đổi khí hậu và sẽ là trọng tâm tại Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15 của Liên Hợp Quốc diễn ra trong tuần này, nơi mà các quốc gia sẽ tìm kiếm một thỏa thuận toàn cầu để bảo vệ thiên nhiên. Các nhà đàm phán từ các nước EU và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận về luật mới vào ngày 6/12/2022.

Luật này được thông qua sẽ áp dụng cho các sản phẩm như: đậu nành, thịt bò, dầu cọ, gỗ, ca cao, cà phê, và một số sản phẩm phái sinh bao gồm da, sô-cô-la, đồ nội thất, cao su, than củi và một số dẫn xuất dầu cọ đã được đưa vào theo yêu cầu của các nhà lập pháp EU.

Các công ty đồng thời cần phải chỉ ra thời gian cũng như địa điểm mà hàng hóa được sản xuất và các thông tin có thể kiểm chứng chứng minh rằng chúng không được trồng trên đất rừng bị phá sau năm 2020.

Việc các công ty không tuân thủ những quy định mới này có thể bị phạt tới 4% doanh thu của công ty đó tại một quốc gia thành viên thuộc khối EU.

Rừng nhiệt đới Amazon là một trong những khu vực có nạn phá rừng cao kỷ lục. (Ảnh: Mauro Pimentel/AFP)

Các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy tắc mới như Brazil, Indonesia và Colombia thì cho rằng, những quy định mới trong luật này là gánh nặng và tốn kém. Chứng nhận nguồn cung cũng là điều rất khó giám sát, đặc biệt là khi một số chuỗi cung ứng có thể trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau.

Trong khi các nhà vận động hưởng ứng và hoan nghênh luật này như là một quy định "lịch sử", họ cũng chỉ trích và yêu cầu các công ty phải chứng minh rằng họ tôn trọng quyền của công dân bản địa.

Nicole Polsterer – một thành viên thuộc nhóm chiến dịch Fern cho biết: "EU đã bỏ lỡ cơ hội để ra hiệu với thế giới rằng, giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn nạn phá rừng là bảo vệ quyền của người bản địa".

Các nước thành viên EU và quốc hội châu Âu phải chính thức thông qua luật. Luật có thể có hiệu lực sau 20 ngày, sau đó các công ty lớn có 18 tháng để thi hành và các công ty nhỏ hơn là 24 tháng.

Các quốc gia thành viên EU sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra tuân thủ đối với 9% công ty xuất khẩu từ các quốc gia có nguy cơ phá rừng cao, 3% từ các quốc gia có rủi ro tiêu chuẩn và 1% đối với các quốc gia có rủi ro thấp. EU cũng cho biết, họ sẽ làm việc với các quốc gia bị ảnh hưởng để xây dựng năng lực thực hiện các quy tắc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất