, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 09/05/2022, 21:14

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

KIM LONG
(nongnghiep.vn)
Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.
Hoạt động xuất khẩu gạo tại vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ảnh: VEN
Hoạt động xuất khẩu gạo tại vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ảnh: VEN

Báo cáo cung cầu ngũ cốc thế giới vừa được tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) công bố cho thấy, sự sụt giảm mạnh các giao dịch liên quan đến ngô và các loại ngũ cốc thô khác. Trong khi đó khối lượng giao dịch thương mại đối với gạo được dự đoán sẽ tăng 3,8% và lúa mì là 1,0%.

Với hầu hết các loại cây trồng được thu hoạch theo chu kỳ của niên vụ 2020/21, FAO chốt sản lượng ngũ cốc thế giới đạt mức 2.799 triệu tấn, tăng 0,8% so với niên vụ 2019/20.

Nhu cầu sử dụng ngũ cốc trên thế giới trong giai đoạn 2021/22 dự kiến ​​sẽ tăng 0,9% so với năm trước, lên mức 2.785 triệu tấn.

Ước tính mới của FAO về dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối mùa vụ năm 2022 hiện ở mức 856 triệu tấn, cao hơn 2,8% so với ngưỡng dự báo ban đầu. Trong đó, dẫn đầu là ngô do lượng tồn kho tăng một phần do xuất khẩu từ Ukraine bị gián đoạn.

Theo FAO, tỷ lệ dự trữ ngũ cốc toàn cầu đến cuối năm sẽ không thay đổi và ở “mức cung tương đối khả quan” là 29,9%.

Bất chấp cuộc khủng hoảng tại khu vực Biển Đen và thời tiết bất lợi tại một số vùng sản xuất, FAO vẫn dự đoán sản lượng lúa mì thế giới vẫn được mùa trong năm nay, đạt 782 triệu tấn. Trong đó riêng diện tích thu hoạch dự kiến ​​ở Ukraine cũng như sự sụt giảm sản lượng do hạn hán ở Maroc có thể mất 20%.

Đối với ngũ cốc thô, báo cáo tóm tắt của FAO cho rằng: Brazil đang chuẩn bị thu hoạch một vụ ngô kỷ lục 116 triệu tấn vào năm 2022, trong khi điều kiện thời tiết bất thuận có khả năng làm giảm sản lượng ngô ở Argentina và Nam Phi.

Các cuộc khảo sát về tình hình xuống giống ngô tại Mỹ cho thấy, diện tích loại cây trồng này năm nay có khả năng giảm 4% do nông dân lo ngại về chi phí tăng cao của phân bón và các nguyên liệu đầu vào khác.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất