, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 17/07/2020, 08:27

FoodMap và câu chuyện lan tỏa sự tử tế

TUẤN ANH

Niềm đam mê sáng chế robot và các hệ thống tự động trong mảng nông nghiệp đã thôi thúc chàng trai xứ Huế Phạm Ngọc Anh Tùng phải làm một điều gì đó để hỗ trợ người nông dân làm ra sản phẩm sạch, chất lượng và được hưởng lợi từ thành quả lao động của mình. Có lẽ vì thế mà đang học năm 3 lớp kỹ sư tài năng khoa Điện - điện tử, trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chàng trai sinh năm 1989 ấy quyết định bỏ ngang việc học trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

 

FoodMap được xây dựng theo phương châm: đưa sản phẩm nông sản từ trang trại thẳng tới bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng cùng được lợi nhất.
FoodMap được xây dựng theo phương châm: đưa sản phẩm nông sản từ trang trại thẳng tới bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng cùng được lợi nhất.

3 năm làm Giám đốc nông trại Cầu Đất Farm - Đà Lạt đã cho Tùng cơ hội để tìm hiểu ngành nông nghiệp dưới góc nhìn vừa của nhà quản lí, vừa là người trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu sản phẩm nông sản. Từ đó Tùng cảm nhận được tình cảnh khó trăm bề của người nông dân Việt Nam, luôn quẩn quanh với câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, bởi không chủ động được đầu ra cho sản phẩm.

Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ: “Trong suốt những năm làm nông nghiệp, câu hỏi mình nhận được nhiều nhất từ gia đình, bạn bè là mua cái này có tốt không, thương hiệu nào uy tín, liệu có an toàn không và mua ở đâu thì đáng tin cậy. Đây có lẽ cũng là câu hỏi phổ biến nhất của những người tiêu dùng hiện nay về thực phẩm. Để trả lời những câu hỏi này, mình tạo nên FoodMap, lúc đầu chỉ trong cộng đồng nhỏ, chủ yếu dành cho người thân và bạn bè, nhưng sau đó được nhiều người biết đến nên đã lan tỏa rộng rãi”. Tùng đã bắt đầu hành trình “sử dụng công nghệ để nâng giá trị nông sản Việt” một cách tình cờ như thế.

Foodmap - đưa nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng

FoodMap được xây dựng theo phương châm: đưa sản phẩm nông sản từ trang trại thẳng tới bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng cùng được lợi nhất. FoodMap thực sự đã trở thành cầu nối để người nông dân có đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý. Gần 1 năm rưỡi kể từ khi thành lập, FoodMap hiện đang liên kết với hàng trăm hộ nông dân tại Đà Lạt, miền Tây… đồng hành cùng họ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.

Phạm Ngọc Anh Tùng cho biết: “FoodMap có những tiêu chí rõ ràng như sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận uy tín đối với doanh nghiệp lớn. Với các nông hộ nhỏ, FoodMap sẽ trực tiếp xem xét các điều kiện bằng đội ngũ đánh giá độc lập, và từ phản hồi tích cực của khách hàng. Chúng tôi muốn FoodMap tuy là một công ty công nghệ nhưng tiếp cận và giải quyết các vấn đề về nông nghiệp dưới góc nhìn của người nông dân và nhà sản xuất”.

Đã từng đi tìm hiểu về lĩnh vực nông nghiệp và thị trường tiêu thụ nông sản ở 14 nước trên thế giới, Tùng nhận thấy nông sản Việt khó chen chân vào các siêu thị lớn ở nước ngoài, hoặc nếu có thì người nước ngoài không biết đó là nông sản Việt. Ngay cả người Việt cũng còn có tâm lý chuộng đồ nhập ngoại mà không nghĩ rằng hàng hóa nông sản Việt chất lượng cũng rất tốt, giá lại rẻ. Anh mong muốn “kể một câu chuyện” mà ở đó, người nông dân - nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng tìm được tiếng nói chung để nông sản Việt ngày càng “bay cao, vươn xa” đúng với giá trị thực mà nó đáng phải có.

Mỗi một chiến dịch được khởi động từ FoodMap sẽ là mỗi câu chuyện thú vị từ nông nghiệp.
Mỗi một chiến dịch được khởi động từ FoodMap sẽ là mỗi câu chuyện thú vị từ nông nghiệp.

Những sợi dây kết nối

Tham vọng của Tùng và những người trẻ ở FoodMap là đưa nông sản Việt vượt qua cái bóng “xuất khẩu nhiều sản phẩm thô” sang xuất khẩu những sản phẩm nông sản có “thương hiệu, có giá trị cao”. Để làm được điều này, trước tiên Tùng hướng dến việc đưa các sản phẩm nông sản đã được chứng nhận đảm bảo chất lượng lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Mới đây, FoodMap hỗ trợ những sản phẩm của các nông hộ chưa có nguồn lực, chưa có kinh nghiệm làm việc với các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki; FoodMap cũng đang xúc tiến để đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon…

Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, FoodMap hoạt động rất hiệu quả với tỷ lệ khách hàng mua hàng online tăng đột biến. Phạm Ngọc Anh Tùng cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy FoodMap đang đi đúng hướng. Anh chia sẻ: “FoodMap được tạo nên cho gia đình, người thân và bạn bè của tôi - những người đang chịu ảnh hưởng hàng ngày bởi những thực phẩm không tốt cho sức khỏe nhưng giờ đây nó đã được lan tỏa.

Mỗi một chiến dịch được khởi động từ FoodMap sẽ là mỗi câu chuyện thú vị từ nông nghiệp. Thông qua các chiến dịch, FoodMap mong muốn tạo dựng sợi dây kết nối giữa người nông dân, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Để từ đó mọi người hiểu nhau hơn, cảm thông cho nhau hơn và cùng nhau lan tỏa những câu chuyện tử tế trong nông nghiệp".

 

Với những hoạt động thiết thực và sáng tạo, cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia và đoạt giải Most Impactful Innovation (Sáng tạo có ảnh hưởng nhất).

 

TUẤN ANH

Với những hoạt động thiết thực và sáng tạo, cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia và đoạt giải Most Impactful Innovation (Sáng tạo có ảnh hưởng nhất).

Với những hoạt động thiết thực và sáng tạo, cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia và đoạt giải Most Impactful Innovation (Sáng tạo có ảnh hưởng nhất).

Bình luận

Xem nhiều





Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất