, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 17/02/2022, 09:21

Gần 2.300 Hợp tác xã nông nghiệp đã thành lập doanh nghiệp

HÀ ANH
(doanhnghiepvn.vn)
Phát biểu tại “Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 10 năm thi hành Luật hợp tác xã (HTX) năm 2012” ngày 15/2, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, với việc thúc đẩy xây dựng liên kết chuỗi giá trị, cả nước hiện đã có 2.297 HTX nông nghiệp thành lập doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu.

Hợp tác xã thay đổi cả lượng và chất

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, trong vòng hơn 20 năm qua, nhất là giai đoạn 5 năm qua 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các bộ, ban, ngành và các địa phương đã nghiêm túc, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 13 và Luật HTX 2012 và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Đến hết năm 2021, cả nước có 34.871 tổ hợp tác (THT) nông nghiệp và 18.327 HTX nông nghiệp (NN), chiếm gần 70% tổng số HTX cả nước với khoảng khoảng 3,2 triệu thành viên (chiếm gần 40% tổng số nông nghiệp cả nước).

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, số lượng HTX NN tăng 12.569 HTX, trung bình mỗi năm tăng gần 800 HTX, đặc biệt, giai đoạn 2016-2021 tăng cao gấp 3 lần giai đoạn trước đó.

Không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà chất lượng và hiệu hoạt động của các HTX NN cũng đã được cải thiện. Tỷ lệ các HTX NN được đánh giá xếp loại khá, tốt đã tăng từ 10% (năm 2013) lên 33% (hết năm 2016) và hiện nay đạt trên 60%.

“Doanh thu các HTX NN hiện đạt 2,44 tỷ/HTX, tăng gấp hơn 2 lần năm 2013. Các HTX NN cung cấp từ 7- 16 dịch vụ ở nông thôn phục vụ cho cả sản xuất nông nghiệp và phúc lợi xã hội ở nông thôn. Đến nay cả nước có 2.297 HTX NN đã thành lập doanh nghiệp trong HTX, và 2.200 HTX ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất. Đặc biệt, đã có trên 4.339 HTX NN đảm nhận bao tiêu nông sản, bằng 24,5% tổng số HTX NN (tỷ lệ này trước năm 2015 chỉ là 5-7%)”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Nhìn nhận khu vực kinh tế tập thể, HTX đến nay đã có những tiến bộ cả về lượng và chất, ông Hoan khẳng định những kết quả đó là nhờ ngành Nông nghiệp đã xác định nhiệm vụ tổ chức lại sản xuất, xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX trở thành một trong ba trụ cột của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Bộ NN&PTNT và các địa phương đã gắn việc thực hiện nội dung Nghị quyết số 13 với nhiệm vụ triển khai thực hiện Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Coi KTTT, HTX là công cụ, giải pháp quan trọng (trụ cột) để thực hiện các mục tiêu phát triển nông, nông thôn.

Tuy vậy, ông Hoan cũng thừa nhận, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 13 và Luật HTX thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế.

Nghị quyết số 13 đặt ra mục tiêu 10 năm sau (đến năm 2010) là đưa kinh KKTT, HTX thoát khỏi những yếu kém, tuy nhiên đến nay (chậm 10 năm so với yêu cầu của Nghị quyết) mục tiêu này mới cơ bản được hoàn thành.

Tuy số lượng HTX NN thành lập mới tăng mạnh, nhưng số lượng HTX hoạt động có hiệu quả còn thấp, thiếu bền vững; quy mô thành viên và doanh thu của các HTX NN còn nhỏ bé.

Các dịch vụ sơ chế, chế biến, bảo quản, số lượng các HTX có khả năng liên kết hiệu quả với doanh nghiệp, chế biến và tiêu thụ nông sản cho thành viên HTX và nông dân cũng chưa nhiều, mới đạt 24,5% tổng số HTX.

Đến hết năm 2021, cả nước có 34.871 tổ hợp tác (THT) nông nghiệp và 18.327 HTX nông nghiệp (NN)

Cạnh tranh lành mạnh giữa HTX với doanh nghiệp

Bàn về giải pháp phát triển KTTT, HTX trong nông nghiệp thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Trung ương, Bộ Chính trị ban hành mới Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” với trọng tâm và mục tiêu quan trọng là xây dựng quan hệ sản xuất mới trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy đoàn kết, tương hỗ và phúc lợi xã hội (như bản chất vốn có của KTTT, HTX) trong nông thôn và làm cơ sở để sửa đổi Luật HTX, các cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù của KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn tới, Chính phủ cần có các cơ chế chính sách và giải pháp đột phá, tháo gỡ các rào cản vướng mắc về đất đai, tín dụng; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng phục vụ kinh doanh, bảo quản, chế biến sản phẩm cho khu vực KTTT, HTX NN.

Đồng thời, các bộ ngành, địa phương, các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội cần tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chỉ đạo, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX trong nông nghiệp nhằm giúp các HTX đẩy mạnh thực hiện liên kết: gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản; quản trị chất lượng thương hiệu nông sản; ứng dụng cộng nghệ cao công nghệ số trong sản xuất kinh doanh.

“Các bộ ngành, địa phương, các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội cần tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao giá trị nông sản; hình thành các trung tâm logictic của các HTX.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tích hợp đa giá trị, nhất là các giá trị về văn hóa và du lịch. Tạo dựng quan hệ đồng đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực HTX với doanh nghiệp, đồng thời, tiếp tục tạo thêm công ăn, việc làm ở khu vực nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai, dịch bệnh”, ông Hoan khuyến nghị.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất