, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 22/12/2023, 13:37

An Giang: Gắn sao OCOP trong lòng người tiêu dùng

ĐẶNG THÙY
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh An Giang đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn...
Sản phẩm OCOP của tỉnh An Giang.

Khai thác tài nguyên bản địa

Sau 5 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh An Giang có 92 sản phẩm OCOP của 62 chủ thể kinh tế. Trong đó, có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia; 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 15 sản phẩm 4 sao và 72 sản phẩm 3 sao.

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh An Giang đã khẳng định được vị thế và chỗ đứng trên thị trường, nhiều hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm được ký kết. Đặc biệt, với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP đã đem lại giá trị cũng như niềm tin của người tiêu dùng.

Được công nhận OCOP 3 sao từ năm 2020 đến nay, thương hiệu khô cá lóc Kim Loan của chị Nguyễn Thị Kim Loan (ấp Long Bình, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới) giữ vững chất lượng ngon đặc biệt. Sản phẩm chế biến từ con cá lóc còn tươi nguyên, được ướp tẩm gia vị theo công thức gia truyền, không sử dụng chất bảo quản.

Sản phẩm khô cá lóc thương hiệu Kim Loan.

Chị Loan còn chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất khô cá lóc khép kín theo tiêu chuẩn GAP, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh. Khô cá lóc Kim Loan bán trên các sàn giao dịch điện tử, các cửa hàng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Chị Loan chia sẻ: “5 năm gắn bó với nghề làm khô, thương hiệu khô cá lóc Kim Loan đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận và phản hồi tích cực, là động lực để tôi gắn bó với nghề".

Sản phẩm nước cốt dâu tằm với thương hiệu Nước cốt dâu tằm tươi Hai Thuận của ông Nguyễn Văn Thuận (xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên) là một trong những sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh An Giang. Ông Thuận cho biết, để làm được loại nước cốt dâu ngon, hương vị đặc trưng thì phải sử dụng trái dâu tươi, chín đều, không bị dập, úng. Nguyên liệu được rửa sạch rồi trộn với đường, đem ủ lên men cho ra nước, chắt ra đóng chai bán.

Trong quá trình sản xuất, ông Thuận không pha trộn hay cho thêm bất cứ chất bảo quản hay loại hóa chất nào. Nhờ vậy, nước cốt dâu tằm có được hương vị đặc trưng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm đang được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, giá cả phải chăng.

Các sản phẩm sau khi được công nhận OCOP đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể kinh tế tăng quy mô sản xuất, doanh thu, góp phần tạo việc làm cho lao động, phát triển kinh tế nông thôn.

Nâng cao hiệu quả Chương trình OCOP

Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh cho biết, đến nay, Chương trình OCOP ở An Giang đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

Chương trình OCOP ở An Giang đã có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn.

Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu thị trường.

Sự khác biệt rõ rệt, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP so những sản phẩm khác là ở chỗ, mỗi sản phẩm là câu chuyện hấp dẫn, thú vị về sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và chủ thể trong việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Các sản phẩm OCOP còn hàm chứa giá trị văn hóa, giá trị nhân văn thấm đẫm, là những đổi mới, sáng tạo trong tư duy, phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của chủ thể.

Bên cạnh kết quả đạt được, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm cho rằng, cần nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, tồn tại và có giải pháp khắc phục để phát triển sản phẩm OCOP bền vững. Thực tế cho thấy, triển khai thực hiện OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và kiên trì thực hiện liên tục theo chu trình, để thúc đẩy sự sáng tạo liên tục của người dân.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả Chương trình OCOP, theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, cần tăng cường tuyên truyền, chuyển đổi tư duy và nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế và theo yêu cầu của thị trường; Tập trung cho các sản phẩm là lợi thế, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu, văn hóa và tri thức bản địa.

Đồng thời, triển khai hiệu quả xây dựng các mô hình thí điểm, tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng đánh giá, phân hạng và kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP…

Sản phẩm OCOP được phân theo 6 nhóm, gồm: Nhóm thực phẩm (nông, thủy sản tươi sống, sơ chế, chế biến); nhóm đồ uống (có cồn và không cồn); nhóm dược liệu (sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác); nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren… làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng); nhóm sinh vật cảnh (hoa, cây cảnh, động vật cảnh); nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Người nói sáp nhập là chuyện phải làm. Kẻ nói việc đổi tên, xóa tên làng, tên xã cũ là đụng chạm gốc rễ tâm tưởng của cư dân. Chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân"…





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất