, //, :: GTM+7

Giá tiêu hôm nay (1/12) đi ngang, thấp nhất 82.000đ/kg

HẢI AN
(baoquocte.vn)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 82.000 - 85.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 1/12, đi ngang, thấp nhất 82.000đ/kg. (Nguồn: Khmer Times)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 82.000 - 85.000 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 82.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (83.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000 đ/kg); Bình Phước (84.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 85.000 đ/kg.

Tổng kết tháng 11/2021, thị trường trong nước giảm 4.500 - 5.000 đồng/kg, trong khi tiêu xuất khẩu vẫn giữ giá.

Trong 3 tuần đầu tháng xuất hiện 3 - 4 đợt giảm nhẹ, liên tiếp nhau. Theo các chuyên gia, thị trường trong nước giảm không hẳn là do yếu tố cung cầu của ngành hồ tiêu tác động, mà do nhiều nguyên nhân chủ quan.

Trong đó có việc thao túng giá của một công ty lớn khi họ bán ra lượng tiêu tạm nhập tái xuất ở mức giá còn cao để thúc đẩy thị trường bán tháo, rồi lại mua mạnh vào qua nhiều đại lý/thương nhân khi thị trường xuống thấp.

Bên cạnh đó, tâm lý chốt lời khi tiêu chạm mốc 90.000 đồng/kg cũng ảnh hưởng đến đà bán mạnh trong thời gian qua.

Ngoài ra, nhu cầu thu mua chậm lại trong bối cảnh Trung Quốc đang siết chặt phong tỏa, nên lượng mua hàng từ nước này không cao như dự kiến.

Đồng thời, việc thu mua chậm lại do tình trạng tắc nghẽn ở các cảng của Mỹ cũng khiến lượng hàng hóa không được lưu thông thuận tiện dẫn đến doanh nghiệp giao hàng cầm chừng.

Tuần cuối cùng của tháng 11/2021, thị trường giao dịch cầm chừng, lượng người hỏi mua tăng nhưng giao dịch ít.

Nhận định về thị trường tháng cuối năm 2021, các báo cáo cùng chuyên gia đều nhận định sẽ tăng mạnh. Những bên đã gom hàng trong đợt giảm giá tháng 11 sẽ bán ra khi thị trường cán các mốc 90.000 - 95.000 - 100.000 đồng/kg.

Lạm phát và giá nguyên, nhiên vật liệu tiếp tục ở mức cao khiến giá hồ tiêu không có đà giảm.

Trên thị trường thế giới, theo Khmer Times, giá hạt tiêu của Campuchia dự kiến ​​sẽ tăng lên 20.000 Riel (5 USD/kg/kg) vào năm tới, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia, cho biết, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá hạt tiêu chưa được đăng ký chỉ báo địa lý (GI) tại nước này đã xuống dưới 2,5 USD/kg.

Tuy nhiên theo ông, trong những năm tới, giá hạt tiêu xuất khẩu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng do sản lượng thu hoạch giảm bởi người dân bỏ trồng tiêu và lượng tồn kho không nhiều. Nhu cầu tăng trong khi thị trường khan hiếm sẽ khiến thương lái khó thu mua tiêu để cung cấp cho thị trường xuất khẩu.

Theo ông Mak Ny, năm 2022, giá tiêu tại Campuchia sẽ tốt hơn năm 2021, bởi mặc dù sản lượng không giảm nhưng lượng tiêu thụ tăng lên khi các nước trên thế giới mở cửa trở lại và thúc đẩy tiêu dùng.

Theo Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia, tiêu của nước này xuất khẩu ra thị trường quốc tế năm 2019 có giá trung bình từ 6.000 Riel (1,5 USD) đến 9.000 Riel (2,25 USD) mỗi kg, và năm 2020 giá tăng lên 12.000 Riel (3 USD/kg).

Vào năm 2021, giá hạt tiêu nằm trong khoảng từ 12.000 Riel (3 USD) đến 17.000 Riel (4,25 USD), và dự kiến năm 2022, giá tiêu sẽ tăng lên 20.000 Riel (5 USD) một kg.

Mỗi năm, Campuchia xuất khẩu khoảng 20.000 tấn hạt tiêu ra thị trường nước ngoài, trong đó 70 - 80% được xuất khẩu sang Việt Nam.

Ngoài ra, Campuchia còn xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường châu Âu, phần lớn là tiêu GI, được sản xuất tại tỉnh Kampot.

Ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot cho biết Hiệp hội đã và đang tìm cách xuất khẩu hạt tiêu GI sang Trung Quốc bởi đây là thị trường lớn đầy tiềm năng.

Tiêu đen GI của Campuchia hiện có giá 1.500 USD/tấn, trong khi tiêu đỏ và tiêu trắng có giá lần lượt là 2.500 USD và 2.800 USD mỗi tấn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất