, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 15/10/2021, 07:00

Giám sát đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh

CÔNG BẰNG
Bên cạnh nâng cao chất lượng rừng, những năm gần đây, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) liên tục phát hiện nhiều loài đặc hữu, quý hiếm thông qua hệ thống bẫy ảnh.
Lắp đặt hệ thống bẫy ảnh.

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền (gọi tắt là Khu bảo tồn) nằm trên địa bàn huyện Phong Điền và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên - Huế, có tổng diện tích hơn 40.600ha. Đây là khu vực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và quần thể các loài động thực vật đặc hữu, trong đó có gà lôi lam mào trắng.

Từ nhiều năm nay, để có thể thực hiện tốt việc giám sát đa dạng sinh học và khảo sát thực trạng động vật hoang dã, Khu bảo tồn đã triển khai phương pháp bẫy ảnh tự động tại hàng trăm vị trí khắp các tiểu khu của khu bảo tồn, với mật độ và khoảng cách 2,5km/bẫy ảnh hoặc 250m/bẫy tùy theo mục đích giám sát.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Khu bảo tồn, việc đưa hệ thống bẫy ảnh vào giám sát liên tục tại Khu bảo tồn sẽ giúp xác định rõ hơn, cụ thể hơn các chỉ số hoạt động đa dạng sinh học trong thiên nhiên tại Khu bảo tồn; dấu vết, vị trí của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài thú quý hiếm; xác định việc phân bố các loài động vật quan trọng của hệ sinh thái và các loài có nguy cơ tuyệt chủng… nhằm phục vụ công tác bảo tồn, phát triển tại Khu bảo tồn một cách hiệu quả. Cũng theo ông Tuấn, trong đợt cài đặt bẫy ảnh từ tháng 3 đến tháng 5/2021 trên phạm vi 11ha của Khu bảo tồn, ông và các đồng nghiệp đã thu được hơn 200 ảnh của 20 loài thú và 11 loài chim quý hiếm, trong đó có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp có giá trị bảo tồn cao như mang Trường Sơn, trĩ Sao, thỏ Vằn…

Từ hình ảnh thu được qua hệ thống bẫy ảnh, TS. Rob Timmins - chuyên gia hàng đầu thế giới về thú móng guốc, Giám đốc kỹ thuật Saola Foundation - đã phân tích và cho rằng hình ảnh trong bẫy ảnh có thể là mang Trường Sơn hoặc mang Roosevel. Theo ông, cả hai loài này đều thuộc loài thú móng guốc đặc hữu, quý hiếm vừa được phát hiện hoặc tái phát hiện tại Việt Nam và Lào. Sau một thời gian dài “bặt vô âm tín”, sự xuất hiện trở lại của loài thú móng guốc có nguy cơ tuyệt chủng nguy cấp này tại Khu bảo tồn là một thông tin vô cùng quý giá cho các nhà bảo tồn trong và ngoài nước.

Để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là các hộ dân sinh sống ven rừng, các hộ đồng bào dân tộc ít người trong việc bảo vệ rừng và không xâm lấn vào Khu bảo tồn, thời gian qua, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, xử phạt nghiêm khắc, Khu bảo tồn còn tiến hành hợp đồng giao khoán việc bảo vệ rừng cho gần 40 cá nhân, tổ chức thông qua nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng. Nhờ vậy, tần suất và các tuyến tuần tra bảo vệ rừng được triển khai thường xuyên, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao.

Anh Nguyễn Văn Lôi, người dân tộc PaHy ở bản Khe Trăng, xã Phong Mỹ trước đây thường xuyên vào rừng đặt bẫy, lấy mật ong, khai thác mây kiếm sống. Từ khi được Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thuê khoán bảo vệ rừng với thu nhập ổn định, anh đã thôi không vào rừng khai thác như trước. Anh cũng vận động người thân trong gia đình và bà con trong bản hạn chế việc đặt bẫy săn bắt thú, phá rừng…

Mang Trường Sơn được phát hiện lần đầu vào năm 1997 trong dãy Trường Sơn ở Việt Nam. Đây là loài thú mới có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen rất quan trọng. Việc 2 cá thể mang Trường Sơn xuất hiện trong bẫy ảnh của Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền cho thấy đây là vùng phân bố của mang Trường Sơn với nhiều cá thể đang sinh sống.

Mang Trường Sơn.
Tags

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất