, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 24/02/2022, 13:03

Giống lúa OM344 được bình chọn hạng I với đặc tính vượt trội

NGUYỆT ÁNH
Tính đến nay, ĐBSCL có tất cả 5 giống lúa OM được bình chọn là triển vọng, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và thích nghi được các điều kiện bất lợi của thời tiết như khô hạn, phèn, mặn… Các giống lúa này cũng cho năng xuất cao, chất lượng gạo ngon và có khả năng phát triển xuất khẩu.
Toàn cảnh Hội thảo.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL có nhiều bước chuyển đổi tích cực trong việc đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào thâm canh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu thị trường và cải thiện đời sống người dân. Việc nghiên cứu, khảo nghiệm đưa các giống lúa ưu việt vào sản xuất cũng là nhu cầu thiết yếu.

Tại “Hội thảo đánh giá giống lúa và tham quan ruộng trình diễn máy gieo sạ lúa theo hàng mật độ thấp vụ đông xuân 2021 – 2022” do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ngày 18/02/2022, giống lúa OM344 được đánh giá cao nhất, với tỉ lệ 41,4%. Kế đến, là các giống: OM341 (35%); OM468 (29,9%); OM18 (29,3%) và OM34 (24,8%).

Về kết quả đánh giá gạo - cơm: Giống lúa OM8 xếp hạng I (81,8%), giống lúa OM48 xếp hạng II (63,6%), giống lúa ST24 xếp hạng III (45,5%), giống lúa OM22 xếp hạng IV (30,3%), giống lúa OM468 xếp hạng V (27,2%).

Tính đến nay, ĐBSCL có tất cả 5 giống lúa OM được bình chọn là triển vọng, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và thích nghi được các điều kiện bất lợi của thời tiết như khô hạn, phèn, mặn…, cho năng xuất cao, chất lượng gạo ngon và có khả năng phát triển xuất khẩu. Như vậy, các giống lúa OM được bình chọn đều có đặc tính vượt trội. 

Báo cáo của Viện lúa ĐBSCL từ kết quả 5 nghiệm thức về mật độ gieo sạ cho thấy: 30kg/ha, 50kg/ha, 70kg/ha được gieo sạ bằng máy APV; 80kg/ha được gieo sạ bằng công cụ sạ hàng và 180kg/ha được sạ lan bằng bình phun động cơ. Trong vụ Đông Xuân 2020 - 2021, năng suất lúa ở các nghiệm thức chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, các nghiệm thức gieo sạ mật độ thấp từ 30 – 80kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức sạ lan mật độ cao (180kg/ha) từ 12,4 – 13,8 triệu đồng/ha.

Trong vụ hè thu 2021, năng suất lúa ở các nghiệm thức gieo sạ từ 50 – 80kg/ha cao hơn năng suất 2 nghiệm thức còn lại (30kg/ha và 180kg/ha) từ 8 - 10%. Các nghiệm thức gieo sạ mật độ thấp từ 30 – 50kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức sạ lan mật độ cao (180 kg/ha) từ 5,9 – 6 triệu đồng/ha.

Có thể thấy, ứng dụng cơ giới hóa gieo sạ lúa mật độ thấp giúp giảm số lượng giống, tăng chất lượng hạt, tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. Đồng thời, cơ giới hóa sạ cụm đang là xu thế, được khuyến cáo đưa vào xây dựng mô hình canh tác ở ĐBSCL.

Được biết, trên ruộng lúa trình diễn vụ Đông Xuân 2021-2022 tại Viện Lúa ĐBSCL có tổng cộng 35 giống. Trong đó có 9 giống được công nhận lưu hành, 2 giống được công nhận sản xuất thử, 2 giống lúa đang hoàn thành hồ sơ để công nhận lưu hành và 13 giống đã và đang được khảo nghiệm. Tất cả đều đã được đăng ký bảo hộ và được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Giống lúa OM344.

Giống lúa OM344 (THIÊN CHÂU 16)

Nguồn gốc: Tổ hợp lai CK2003/OM2008 được lai tạo bởi Viện Lúa ĐBSCL.

Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày, chiều cao cây: 100-110cm, độ cứng cây: cấp 1, khả năng đẻ nhánh tốt, số bông/m2: 280-340 bông/m2, số hạt chắc/bông: 80-120 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 24-26g. Tiềm năng năng suất: 6,0-8,0 tấn/ha.

Phẩm chất hạt: Tỷ lệ gạo nguyên: 43-58%; tỷ lệ bạc bụng: <1%; chiều dài hạt: 6,6-7,0mm; tỷ lệ D/R: 2,9-3,2. Độ trở hồ: cấp 2-4; độ bền gel: 90-100mm; hàm lượng amylose: 15-16%. Hạt gạo đẹp, trắng, trong, cơm mềm, ngọt và ngon.

Tính chống chịu: Phản ứng với đạo ôn (cấp 5) và rầy nâu (cấp 5) trong điều kiện thanh lọc  nhân tạo.

Tính thích nghi: Giống lúa thích hợp cho cả vụ Hè Thu và Đông Xuân ở các tỉnh ĐBSCL.

Giống lúa đã được công nhận lưu hành theo quyết định số 278/ QĐ-TT-VPPN, ngày 13/11/2020, đã được ủy quyền khai thác cho công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam sản xuất và kinh doanh hạt giống lúa.

Giống lúa OM8

Thời gian sinh trưởng: 92 - 97 ngày; chiều cao cây 90 - 100cm, đẻ nhánh tốt, độ cứng cây: cấp 1 - ; số bông/m2: 340 - 370 bông, số hạt chắc/bông: 70 - 80 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 27 - 28g. Tiềm năng năng suất: 6 - 8 tấn/ha.

Phẩm chất gạo: Tỷ lệ gạo nguyên: 53 - 56%; tỷ lệ bạc bụng: < 1%; chiều dài hạt gạo 7,9 - 8,1mm; tỷ lệ D/R: 4,2; Độ trở hồ: cấp 7; độ bền gel: 74 - 80mm; hàm lượng amylose: 16 - 18%. Mặt gạo đẹp, hạt gạo thon rất dài, gạo trong, cơm trắng, thơm đậm vị.

Tính chống chịu: Phản ứng với đạo ôn (cấp 7), với rầy nâu (cấp 5) trong điều kiện thanh lọc nhân tạo, chống chịu mặn khá.

Giống lúa canh tác được các vụ trong năm và thích hợp cho các vùng sinh thái phèn - mặn ở ĐBSCL. Giống lúa đang được khảo nghiệm quốc gia.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.


Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.
Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất