, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 07/05/2024, 16:21

Giữ màu xanh cho “chảo lửa” U Minh Hạ

PV
Nắng nóng kéo dài kèm theo gió mạnh trong những tháng qua đã làm cho tất cả diện tích rừng tràm của tỉnh Cà Mau bước vào giai đoạn khô hạn. Mặc dù thời tiết có lúc lên đến gần 40 độ C nhưng hàng trăm cán bộ và người dân vẫn ngày ngày leo lên thang cao hàng chục mét giữa rừng, căng mắt nhìn từng thửa đất để kịp thời phát hiện đám cháy và dập lửa, giữ màu xanh cho đất rừng U Minh Hạ.

U Minh Hạ mùa này được ví như “chảo lửa”, bởi hơn 35.000ha rừng ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời chỉ cần một tàn lửa nhỏ, một mẫu thuốc lá cũng có thể bùng lên thành ngọn lửa dữ dội thiêu rụi hàng chục, hàng trăm hecta đất rừng.

Đến với rừng tràm vào những ngày cao điểm của mùa khô này, mới thấy hết được ý thức phòng chống cháy của người dân được nâng cao, họ giữ rừng như giữ tài sản, như giữ cho nhà mình khỏi cháy. Các cán bộ làm công tác canh lửa phòng chống cháy rừng có mặt 24/24 tại các chốt.

7h sáng là tổ trực của ông Lê Văn Quận (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) phải cắt cử một người leo lên thang trông cao hơn 20m để ngồi canh lửa. Ở dưới sẽ có người đi khảo sát, kiểm tra một số tuyến chính có nguy cơ có người vào rừng để lần theo dấu vết.

Một cán bộ làm công tác phòng chống cháy rừng trong ca trực tại chốt canh.

Kiểm tra xong một vòng, mọi người sẽ chia nhau nhiệm vụ nấu cơm hoặc dùng tạm gói mì để thay ca nhau lên canh lửa. Chòi canh nhỏ hẹp nên chỉ vừa để một người ngồi quan sát từng khu rừng. Khi phát hiện đám cháy thì nhanh chóng báo động đưa thiết bị, nhân lực đến chữa cháy.

Những người canh lửa rừng không sợ cái nắng cái gió, mà họ sợ các đám khói phát ra từ các vạt rừng. Những đám khói nhỏ do người dân ở xen kẽ trong rừng đốt rác, nấu cơm… cũng làm cho lực lượng canh giữ lửa không ít lần hốt hoảng vì sợ cháy rừng.

Mỗi lần nghe cuộc điện thoại cầu cứu, ông Quận lại quơ vội bộ quần áo, vài gói mì, chai nước, can xăng và bộ đèn đội đầu. Ông phăng phăng gom đồ, vừa phân công người trực ở lại bám chốt, còn một nửa người theo ông đi chữa cháy rừng.

Các cán bộ làm nhiệm vụ chữa cháy rừng U Minh Hạ.

Giá trị kinh tế cây rừng cao, nên một số hộ dân đã trồng thêm rừng trên diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp gắn liền với nhà cửa tài sản của họ, nên cháy rừng là sẽ cháy lan nhà. Rừng là nhà, còn rừng là còn nhà.

Những người dân có đất lâm phần sẽ thay phiên nhau cùng với các cán bộ kiểm lâm trực lửa hằng ngày đến khi mùa mưa bắt đầu. Khi đó, rừng hết nguy cơ cháy thì mọi người mới có thể thở phào nhẹ nhõm, cùng trở về nhà để làm ăn, chăm lo phát triển kinh tế rừng.

(Bài do Tạp chí điện tử Nông thôn Việt phối hợp với Truyền hình báo Tuổi Trẻ thực hiện)

Tags

Bình luận

Xem nhiều

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015. Đến nay, sản phẩm đã sẵn sàng thương mại hóa.


Nổi bật

Bây giờ đi đâu cũng rầm rộ xây dựng Nông thôn mới, nhưng chẳng nghe trong báo cáo nào khoe “xã tôi thôn tôi có phong trào đọc sách”.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất