, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 20/08/2022, 09:00

Hạn hán 500 năm có một làm lộ ra "Stonehenge của Tây Ban Nha"

KHÁNH NGUYÊN
(Theo Reuters)
Hạn hán 500 năm có một đã gây thiệt hại cho châu Âu rất nhiều, tuy nhiên, với các nhà khảo cổ học ở Tây Ban Nha thì đợt hạn hán đang tạo điều kiện để họ có thể nghiên cứu "Stonehenge của Tây Ban Nha" một lần nữa.
Hạn hán đã làm cho vòng tròn đá cổ nổi lên trong hồ chứa nước ở Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Dolmen của Guadalperal, vòng tròn bằng đá thời tiền sử, được mệnh danh là "Stonehenge của Tây Ban Nha", vừa xuất hiện trở lại trong một con đập cạn nước do hạn hán. 

Dolmen gồm hàng chục tảng cự thạch lớn có niên đại khoảng 5.000 năm trước Công nguyên. Hầu hết được dựng đứng thành các vòng tròn. Hiện "Stonehenge của Tây Ban Nha" nằm gọn trong một góc hồ chứa Valdecanas, thuộc tỉnh Caceres, miền Trung Tây ban Nha. Các nhà chức trách cho hay mực nước của hồ chứa đã giảm 28% dung tích vì hạn hán.

Nhà khảo cổ học Enrique Cedillo từ Đại học Complutense của Madrid, một trong những chuyên gia đang chạy đua để nghiên cứu Dolmen trước khi nó bị nhấn chìm lần nữa cho biết: “Thật bất ngờ, đây là cơ hội hiếm có để có thể tiếp cận Dolmen”.

Các nhà khảo cổ học đang tranh thủ nghiên cứu về nhóm đá cổ này trước khi mực nước hồ dâng trở lại. Ảnh: Reuters

"Stonehenge của Tây Ban Nha" lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Đức Hugo Obermaier vào năm 1926, nhưng khu vực này đã bị ngập lụt vào năm 1963 trong một dự án phát triển nông thôn dưới chế độ Francisco Franco. Kể từ đó về sau, nhóm cự thạch cổ này chỉ được nhìn thấy 4 lần, nhưng cũng không đủ thời gian nghiên cứu.

Stonehenge vốn là một vòng cự thạch bí ẩn ở nước Anh, khoảng 4.000-5.000 tuổi, với công dụng đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng hầu hết các bằng chứng cho thấy đó là một đài thiên văn cổ đại. Và đây cũng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng trong các tour du lịch đến Anh.

Các cự thạch cổ được xếp thẳng đứng tụ lại thành những vòng tròn, nhưng có vẻ "Stonehenge của Tây Ban Nha" đã bị xô lệch nhiều theo thời gian khi chìm dưới nước. Ảnh: Reuters 

Tương tự, sau khi Dolmen của Guadalperal nổi lên nhờ hạn hán, các doanh nghiệp du lịch địa phương như mở cờ trong bụng. Ruben Argentas, người sở hữu một doanh nghiệp du lịch bằng thuyền nhỏ, cho biết đã rất bận rộn đưa đón khách tham quan đến chỗ "Stonehenge của Tây Ban Nha" và quay trở lại.

Có khá nhiều cấu trúc đá tương tự xuất hiện tải rác ở khắp Tây Âu, nhưng ai đã dựng lên chúng và vì mục đích gì thì đến nay vẫn là điều bí ẩn. Hài cốt con người được tìm thấy trong hoặc gần các nơi xuất hiện cấu trúc đá này, nên có giả thuyết cho rằng chúng là những ngôi mộ.

Các hiệp hội du lịch và lịch sử địa phương đã ủng hộ việc chuyển các phiến đá Dolmen đến bảo tàng hoặc nơi khác trên vùng đất cao khô ráo hơn. 

Dolmen của Guadalperal nằm gọn trong một góc hồ chứa Valdecanas, thuộc tỉnh Caceres, miền Trung Tây ban Nha. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học có thêm cơ hội nghiên cứu nhưng nông dân địa phương tại các vùng nông thôn Tây Ban Nha thì đang điêu đứng. Nông dân Jose Manuel Comendador nói “từ mùa xuân đến giờ không có mưa, không có nước cho gia súc, chúng tôi phải vận chuyển nước từ xa vào nơi trồng trọt, chăn nuôi”. Nông dân Rufino Guinea ca thán vụ tiêu ngọt năm nay của ông coi như tiêu tùng.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy, biến đổi khí hậu đã khiến bán đảo Iberia trở nên khô hạn nhất trong 1.200 năm, và mưa mùa đông dự kiến ​​sẽ còn khô hạn hơn nữa.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất