, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 20/06/2021, 14:17

Hạn hán có nguy cơ trở thành "đại dịch" tiếp theo đe dọa toàn cầu

NGUYỄN HẠNH
(laodong.vn)
Liên Hợp Quốc cho biết hạn hán là một cuộc khủng hoảng toàn cầu tiềm ẩn và có nguy cơ trở thành "đại dịch" tiếp theo nếu các quốc gia không thực hiện hành động khẩn cấp về quản lý nước và đất, cũng như giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Mặt đất nứt nẻ do hạn hán ở một hồ nước tại California, Mỹ. Ảnh: AFP

Theo một báo cáo hôm 17.5, có ít nhất 1,5 tỉ người đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hạn hán trong thế kỷ này, và chi phí kinh tế trong khoảng thời gian đó ước tính khoảng 124 tỉ USD. Chi phí thực có thể cao hơn nhiều lần vì ước tính không bao gồm các nước đang phát triển.

Mami Mizutori - đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai - cho biết: "Hạn hán đang trên đà trở thành "đại dịch" tiếp theo và không có vaccine để chữa khỏi. Hầu hết thế giới sẽ phải sống chung với tình trạng căng thẳng về nước trong vài năm tới. Cầu sẽ vượt cung trong một số thời kỳ nhất định. Hạn hán là một yếu tố chính dẫn đến suy thoái đất và giảm năng suất của các loại cây trồng chính".

"Con người đã sống chung với hạn hán trong 5.000 năm, nhưng những gì chúng ta đang thấy bây giờ rất khác. Các hoạt động của con người đang làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán và gia tăng tác động", bà Mizutori nói.

Roger Pulwarty - một nhà khoa học cấp cao của Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ - nói rằng hạn hán còn vượt ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Nó thậm chí ảnh hưởng đến giao thông, du lịch, công nghiệp và sản xuất năng lượng.

Lượng mưa thay đổi do tác động của khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến hạn hán, nhưng báo cáo cũng xác định việc sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả và suy thoái đất do nông nghiệp thâm canh và canh tác kém cũng là một phần nguyên nhân. Phá rừng, lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, chăn thả quá mức và khai thác quá mức nước cho canh tác cũng là những vấn đề lớn.

Bà Mizutori kêu gọi các chính phủ hành động để giúp ngăn chặn hạn hán bằng cách cải cách và điều tiết cách khai thác, lưu trữ, sử dụng nước cũng như cách quản lý đất đai.

Bà cho rằng làm việc với người dân địa phương là điều cần thiết, bởi vì kiến ​​thức địa phương và bản địa có thể giúp thông báo vị trí và cách tích trữ nước cũng như cách dự đoán tác động của thời kỳ khô hạn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Như điều không thể tránh khỏi trong câu chuyện phong trào, khi cơn khát đua nhau làm đã lên tới đỉnh, thì sóng thoái trào xuất hiện.




Đến Rạch Cái Sơn (thành phố hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) vào những ngày này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi hàng chục chiếc bè trồng sen đang khoe sắc rực rỡ, làm cho dòng kênh thơ mộng hơn bao giờ hết.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất