, //, :: GTM+7

Hạn hán nặng, nông dân chăn nuôi Kenya tìm kiếm nước ngầm

QUANG MINH
(theo AP)
Đào tìm nguồn nước ngầm Đông Phi có thể là một lợi ích khổng lồ cho một khu vực đang chật vật tìm cách giảm nhẹ cơn khát cho người và gia súc
Nông dân Samburu đứng cạnh xác con lừa chết vì khát. Ảnh: AP

Tổ chức thiện nghiện WaterAid (Anh) và Cục Khảo sát Địa chất Anh đã phát hiện châu Phi có đủ nguồn nước ngầm cho hầu hết các nước trong khu vực để vượt qua một vụ hạn hán có thể kéo dài trong 5 năm.

Tim Wainwright - Tổng Giám đốc tổ chức WaterAid, nói: “Hàng triệu người không có đủ nguồn nước an toàn, sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày, nói chi đến khủng hoảng khí hậu. Các chính phủ, cùng lĩnh vực tư nhân, nên mượn Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc (COP27) để nhất trí đầu tư vào sử dụng nước ngầm một cách có trách nhiệm, ban hành nhiều hướng dẫn quản lý nước sạch để khai thác nước ngầm. 

Lạc đà chờ đến lượt uống nước. Ảnh: AP

“Hạn hán đã tàn phá tất cả sự sống”

Lmeshen Lekoomet, 54 tuổi, gần đây đã phải rời bỏ đàn gia súc ít ỏi để đi tìm nguồn nước và bãi chăn thả. Trong lúc gia đình chờ ông, đứa con 2 tuổi của ông bị mất nước nghiêm trọng và phải nhập viện. Lekoomet không bao giờ quay lại. 

Lemerwas Limayo, 30 tuổi, cho biết chỉ trong 2 tuần, anh có khoảng 30 con bò chết vì khát và nếu hạn hán kéo dài, gia đình anh sẽ còn mất nhiều nữa. Vợ con anh cũng bị ảnh hưởng. “Hạn hán đã tàn phá tất cả sự sống”, anh chia sẻ. 

Đàn bò của một nông dân Samburu. Ảnh: AP

Sau 3 năm hạn hán Samburu, các đáy sông đã cạn khô. Letoyie Leroshi đã mất 5 ngày “săn” nước trước khi anh tìm ra một bãi cát ẩm dưới đáy sông Ewaso Ng’iro nóng khô người. Anh rủ một nhóm đồng nghiệp chăn nuôi lạc đà và bò đến đào và họ chạm đến nguồn nước, thế là cả nhóm thanh niên vui mừng hát khúc ca dân gian. 

“Chúng tôi có hàng ngàn con hồi 4 năm trước, khi bắt đầu ít mưa. Bây giờ, chúng tôi mất hàng trăm con chết vì khát nước và chúng tôi đang lo nếu trời không mưa thì chúng tôi sẽ mất tất cả”, Leroshi cho biết. 

Nông dân Samburu cho bò uống nước. Ảnh: AP

72 tầng chứa nước khổng lồ chưa được khai thác

Leroshi và những nhà nông chăn nuôi gia súc Kenya khác đang rơi vào tuyệt vọng! Chỉ có 3% tổng diện tích đất canh tác ở vùng Hạ Sahara châu Phi là đất có thể tưới tiêu và chỉ 5% trong số đất này có thể tưới tiêu bằng nước ngầm, theo LHQ. 

Trong khi đó, Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWWI) thuộc Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 400 triệu dân khắp châu Phi không có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch. 

Tại các thành phố ven biển Dar es Salaam(Tanzania)  hồi năm 1997 và Cape Town (Nam Phi) năm 2017, hạn hán đã buộc người dân phải sử dụng nước ngầm. Tại Ethiopia, các giếng bơm đã được sử dụng triệt để tìm nguồn nước ngầm trong vụ hạn hán năm 2015 và 2016. 

Các nhà khoa học nói châu Phi có 72 tầng chứa nước khổng lồ chưa được khai thác triệt để. Vài cộng đồng làm nông trại và chăn nuôi trong các vùng này đã phải dựa vào nước giếng, đào giếng bằng tay và bằng máy khoan sử dụng điện mặt trời. 

Đi tìm nguồn nước. Ảnh: AP

Agnes Kalibata, lãnh đạo Liên minh vì Cách mạng Xanh ở châu Phi, nói: “Các nông dân nhỏ lẻ là lực lượng sản xuất lương thực chính ở châu lục này và họ rất cần công nghệ tưới tiêu”. 

Sự khai thác nước ngầm và xây dựng nguồn nước ngầm là không thể nếu không có tài trợ. Nhiều nước ngoài châu Phi có đủ tiền để lập các dữ liệu nguồn nước ngầm và các bản đồ thủy địa chất, hồi những năm 1980. 

Philip Wandera, cựu giám đốc Cơ quan Bảo tồn Hoang dã Kenya, nói: “Nước ngầm không là đáp án nhanh cho vấn nạn hạn hán hiện nay. Nếu bạn quản lý kém nước bề mặt thì có nghĩa bạn cũng quản lý kém nguồn nước ngầm”. 

LHQ nói bất chấp những lo ngại về nguồn nước ngầm, các tài nguyên này của châu Phi phần lớn không bị sự biến đổi khí hậu tác động. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất