, //, :: GTM+7

Hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới lấn chiếm, san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông

VĂN NGÂN
(vov.vn)
Theo Bộ TN&MT, hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới thực tế xảy ra tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

Theo ông Châu Trần Vĩnh - Đại diện Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tính đến nay mới chỉ có 29/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Nam, Sơn La, Điện Biên, Kiên Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Kon Tum, Hà Giang, Trà Vinh, Gia Lai, An Giang, Lào Cai, Hậu Giang, Bắc Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Cao Bằng, Tiền Giang, Đắk Nông, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Sóc Trăng.

Hồ Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc) đang bị nhiều doanh nghiệp đổ đất, san lấp để xây biệt thự, sân golf gây bức xúc dư luận. (Ảnh: Đ. P/Tien phong)
Hồ Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc) đang bị nhiều doanh nghiệp đổ đất, san lấp để xây biệt thự, sân golf gây bức xúc dư luận. (Ảnh: Đ. P/Tien phong)

Nhiều tỉnh thành lớn, có sự phát triển kinh tế xã hội như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…vẫn chưa ban hành danh mục. Cùng với việc chưa ban hành danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, vẫn còn 21 địa phương chưa công bố danh mục nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ. Đặc biệt, chỉ có 12/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh.

"Việc rà soát, lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phê duyệt, công bố đã được quy định tại khoản 7 Điều 60 của Luật Tài nguyên nước ngày 21/06/2012. Tuy nhiên, số địa phương thực hiện quy định trên còn ít", ông Vĩnh cho hay.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở. Trước đó, ngày 10/6/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 3129/BTNMT-TNN gửi UBND tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các Sở, ban ngành khẩn trương rà soát, lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp để phê duyệt, công bố.

Mới đây, Bộ TN&MT tiếp tục có công văn số 1493, ngày 24/03 đề nghị UBND tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, thực hiện các nội dung nêu trên. Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề đảm bảo an ninh tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tuy nhiên ở một số địa phương, công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong quá trình xây dựng Quy hoạch tỉnh.

Thực tế, tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Điều này gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa dẫn đến việc các nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, giảm khả năng cấp nước cho dân sinh, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, gia tăng tình trạng ngập, úng, giảm khả năng trữ nước mưa... ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sớm phê duyệt, ban hành các danh mục nêu trên nhằm tuân thủ các quy định về quản lý tài nguyên nước, trách nhiệm điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. Bên cạnh đó là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức, lập Quy hoạch vùng, tỉnh, đặc biệt liên quan đến phần đất có mặt nước, đất hành lang sông hồ để bảo vệ nguồn nước, đất có hồ ao thuộc danh mục cấm san lấp và phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật về Quy hoạch.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất