, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 25/08/2021, 15:49

Hệ lụy của di cư ngược

TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Trong cơn bùng phát của đại dịch, hàng triệu người đã tháo chạy về quê khỏi TP.HCM và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền Nam - cũng là của cả nước. Họ chủ yếu là những lao động nhập cư. Một bộ phận trong số họ nhập cư để tìm kiếm việc làm. Một bộ phận khác nhập cư vừa để tìm kiếm việc làm, nhưng vừa để sinh cơ, lập nghiệp ở miền quê mới.

Di cư cung cấp nguồn lao động cần thiết cho công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ảnh: Thùy Dung

Di cư đến các thành phố, các trung tâm công nghiệp là quy luật tự nhiên của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Trước hết, di cư cung cấp nguồn lao động cần thiết cho công nghiệp hóa và đô thị hóa. Các khu công nghiệp với những nhà máy, xí nghiệp lớn cần đến hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu lao động. Nhập cư là hình thức cung cấp nguồn lao động chính ở đây. Bên cạnh đó, do được đào tạo tốt, nên người dân thành thị ngày càng kén chọn việc làm hơn. Họ sẽ không chịu lựa chọn những loại hình lao động chân tay giản đơn như dọn vệ sinh, bưng bê, lau dọn nhà hàng… Thế nhưng, những loại hình lao động này vẫn không thể thiếu. Và nhập cư cũng chính là hình thức cung cấp nguồn lao động này.

Thứ hai, di cư giải phóng lao động khỏi nông nghiệp và cư dân khỏi làng quê. Sự giải phóng này là rất cần thiết cho quá trình tích tụ ruộng đất và nâng cao năng suất ngành nông nghiệp của nước nhà. Với trên dưới 65% dân số sống ở nông thôn và gần 32% lao động làm nông nghiệp, thì hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp là rất khó khăn.

Việc hàng triệu người đang rời bỏ thành phố, các khu công nghiệp để trở về quê vì dịch bệnh quả thực là quá trình di cư ngược. Quá trình này sẽ để lại những hệ lụy vô cùng to lớn đối với nền kinh tế, cũng như sự phát triển của đất nước.  

Hệ lụy đầu tiên là sự thiếu hụt lao động cho quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Rõ ràng nếu để hàng triệu người dân rời bỏ thành phố về quê, thì chưa biết bao giờ họ mới quay trở lại. Trong lúc đó, sự phục hồi sản xuất sẽ phải được thúc đẩy tức thì, nếu chúng ta không muốn bị cắt đứt hợp đồng, không muốn bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hệ lụy thứ hai là thiếu hụt lao động cho những dịch vụ cần thiết cho thành phố như quét rác, lau dọn nhà hàng, giúp việc… Thiếu những dịch vụ này đời sống của các thành phố khó có thể đầy đủ và tiện nghi.

Để hàng triệu người dân trốn chạy về quê còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc phục hồi kinh tế theo một góc độ khác. Rõ ràng, tuyệt đại đa số những người dân nói trên sẽ về lại nông thôn. Tại quê nhà, an sinh của họ sẽ được bảo đảm nhờ vườn cây, ao cá. Nghĩa là họ trở lại với đời sống tự túc, tự cấp. Hàng triệu người sống tự túc, tự cấp thì tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu giảm thì kinh tế khó lòng mà vực dậy được.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy, giữ những người lao động nhập cư ở lại TP.HCM và các tỉnh có mức độ công nghiệp hóa cao không chỉ rất cần thiết để khống chế dịch bệnh khỏi lây lan ra cả nước, mà còn để bảo tồn tiềm lực của nền kinh tế. Muốn làm được điều này, thì bên cạnh việc chăm lo về y tế, bảo đảm an sinh xã hội cho lao động nhập cư là rất quan trọng.

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất