, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 27/10/2022, 15:44

Thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp sang EU

TUẤN ANH
Ngày 27/10, tại Bình Dương, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo tổng kết 5 năm hoạt động của Nhóm Nòng cốt đa bên thực hiện Hiệp định Đối tác Tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT).
Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Nhóm Nòng cốt đa bên VPA/FLEGT được thành lập vào tháng 10/2018 với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu, hiệp hội, khu vực tư nhân và các đối tác. Nhóm đóng vai trò điều phối và thúc đẩy sự tham gia của các bên vào quá trình thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. Đây là Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản được Việt Nam ký kết với Liên minh Châu Âu. Mục đích đưa ra những ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU.

Tính đến nay, nhóm nòng cốt đa bên VPA/FLEGT có sự tham gia tích cực và hiệu quả của hơn 40 thành viên đại diện cho 6 nhóm tổ chức khác nhau, bao gồm khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành gỗ, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, đối tác phát triển quốc tế và các cơ quan xác minh. 

 Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu tại sự kiện.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định, qua 5 năm thành lập, Nhóm Nòng cốt đa bên đã có đóng góp tích cực, hiệu quả ngay từ khi khởi động VPA/FLEGT cho đến tiến trình thực thi Hiệp định này tại Việt Nam. Những đóng góp quan trọng của Nhóm tập trung vào các lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật; cải thiện thể chế về quản lý rừng; nâng cao nhận thức xã hội của các nhóm doanh nghiệp, HTX, nông hộ sản xuất để giảm thiểu tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, ngăn chặn nạn săn bắt thú rừng bất hợp pháp, tăng cường diện tích bao phủ rừng gỗ lớn và bảo vệ môi trường.

Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cộng đồng về FLEGT của Trung tâm Phát triển nông thôn Miền Trung (CRD) thực hiện.

Nhóm cũng đã xây dựng “Bản tin Chính sách” có nội dung chính là Hệ thống Phân loại doanh nghiệp của Việt Nam (ECS). Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình thiết lập hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS). Hệ thống này sẽ góp phần tăng giá trị thương mại, mở rộng thị trường cho gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Giảm tải cho công việc xác minh và kiểm tra của các cơ quan chức năng trong tương lai sau khi hệ thống cấp phép FLEGT đi vào vận hành.

Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá cao vai trò của Nhóm Nòng cốt.

Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam khẳng định: “Việc thành lập và hoạt động của Nhóm Nòng cốt đa bên là sáng kiến được đánh giá cao. Nhóm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của tiến trình thực hiện Hiệp định, góp phần giúp phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam".

Gỗ và sản phẩm từ gỗ là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này ngày càng gia tăng trong suốt thập kỷ qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng từ 3,4 tỷ USD trong năm 2010 lên đến 14,5 tỷ USD trong năm 2021, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.

EU là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ năm của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt trên 1,03 tỷ đô la Mỹ, chiếm 9,2% thị phần xuất khẩu. Cả nước hiện có gần 14.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc và các sản phẩm khác từ gỗ với quy mô khác nhau, tạo ra hơn 500.000 việc làm dài hạn cho người lao động. Kết quả này góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 16/4, rất đông người dân địa phương và du khách đổ về 2 ngôi chùa Tưk Phos và Phnom Pi (Tri Tôn, An Giang) để dự lễ tắm Phật và lễ hội té nước. Đây là lễ hội truyền thống của người Khmer vùng Tri Tôn (An Giang), nơi giáp biên giới với Campuchia, trong dịp tết Chol Chnam Thmay diễn ra từ 13-16/4.



Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất