, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 04/11/2020, 14:32

Hiệu ứng phụ của hợp tác công tư

TS. NGUYỄN SĨ DŨNG
Mới đây, báo chí đã đồng loạt đưa tin về hiện tượng nâng giá thiết bị y tế ở bệnh viện Bạch Mai. Hơn 500% là giá của hệ thống robot hỗ trợ thần kinh đã bị nâng lên để đưa vào liên doanh. Giá nhập khẩu của hệ thống này chỉ là 7,4 tỷ đồng, nhưng giá được đưa vào hợp đồng liên doanh là 39 tỷ đồng.

Ở đây, có một cái gì đó rất giống nhau giữa việc xác định giá cả của các thiết bị y tế liên doanh và giá cả của các công trình BOT. Cụ thể, việc xác định giá cả của chúng là rất dễ dãi và ít bị giám sát. Có một số nguyên nhân rất dễ nhận thấy ở đây.

Trước hết, những người chi trả cuối cùng không được tham gia và không được có tiếng nói gì trong việc xác định giá cả. Những người lái xe trong việc sử dụng các công trình BOT, những bệnh nhân trong việc sử dụng các thiết bị y tế liên doanh chỉ biết phải trả mức phí đã được ấn định trước cho họ. Họ không được cung cấp thông tin và cũng không có điều kiện tìm kiếm thông tin để biết được về cơ sở hình thành một mức giá như vậy.

Thứ hai, các bên tham gia ký kết hợp đồng đều có lợi ích trong việc tăng giá. Việc tăng giá trong các công trình BOT, cũng như trong các thiết bị y tế liên doanh, sẽ do bên thứ ba gánh chịu. Giá càng cao, thì các bên ký kết hợp đồng càng có lợi. Đây là thứ khuyến khích hết sức tệ hại trong việc cung cấp các dịch vụ công. Rất tiếc, chúng ta vẫn chưa tìm ra cách thức hữu hiệu để phá bỏ thứ khuyến khích ấy và hình thành nên một thứ khuyến khích phù hợp. Chỉ khi có lợi cho người tham gia giao thông thì có lợi cho các bên tham gia làm BOT, có lợi cho bệnh nhân thì có lợi cho các bên tham gia liên doanh về vật tư y tế, hai dịch vụ công nói trên mới thật sự có chất lượng và giá cả phù hợp.

Thứ ba, cơ chế giám sát việc xác định giá cả đối với các công trình BOT và các vật tư y tế liên doanh là khá yếu kém. Công bằng mà nói, cơ chế giám sát việc xác định giá cả của các công trình BOT đã được cải tiến rất đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, đối với vật tư y tế liên doanh, chúng ta chưa thể nói tương tự như vậy được.

Nói thêm về tác động phụ của hợp tác công tư, gánh nặng tài chính cho bệnh nhân còn được nhân lên bởi một tình trạng khá nghiêm trọng khác. Đó là việc lạm dụng xét nghiệm. Để tăng nguồn thu, một số bác sĩ không ngần ngại chỉ định hàng loạt các xét nghiệm, chụp chiếu không thật sự cần thiết. Cứ nhập viện là lập tức được chỉ định hàng chục loại xét nghiệm và chụp chiếu khác nhau. Các dịch vụ được Bảo hiểm Y tế chi trả hoặc được bệnh nhân trực tiếp chi trả thì đều làm tăng thu nhập cho bệnh viện. Ở đây, cũng phải thấy rằng chủ trương bắt các bệnh viện công phải tự chủ về tài chính cũng là một nguyên nhân thúc đẩy việc liên doanh, liên kết với tư nhân để có thêm trang thiết bị và tăng thu.

Cuối cùng, hiện tượng nâng giá các thiết bị y tế trong hoạt động liên doanh, liên kết chắc chắn không chỉ đang xảy ra ở bệnh viện Bạch Mai. Để khắc phục triệt để tình trạng này, điều quan trọng nhất là không để xảy ra công tư lẫn lộn như hiện nay. Nhà nước cần phải đầu tư đầy đủ cho các bệnh viện công. Đây là biểu hiện rõ nhất và quan trọng nhất của định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi chúng ta chưa có đủ nguồn lực để đầu tư đầy đủ cho các bệnh viện công, thì có thể chấp nhận hoạt động liên doanh, liên kết giữa các bệnh viện công với tư nhân liên quan đến thiết bị y tế trong một thời gian. Tuy nhiên, để tránh hiệu ứng phụ của hợp tác công tư, trách nhiệm giải trình về giá cả của các thiết bị y tế và các công trình phải được xác lập, năng lực giám sát của các cơ quan chức năng phải được tăng cường.

Bình luận

Xem nhiều




Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm


Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2




Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất