, //, :: GTM+7

Hỗ trợ nước sạch cho cư dân ĐBSCL

ĐỨC MẠNH
(nongnghiep.vn)
Thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất vẫn luôn là thách thức đối với đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho rằng: 'ĐBSCL là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại chịu tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước bị phụ thuộc phần lớn vào lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chịu tác động của hệ thống các hồ chứa thủy điện thượng nguồn ở nước ngoài, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn'.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho rằng: “ĐBSCL là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại chịu tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước bị phụ thuộc phần lớn vào lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chịu tác động của hệ thống các hồ chứa thủy điện thượng nguồn ở nước ngoài, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn".

Theo nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), mỗi ngày khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khai thác tới 1.923.681 m3 nước ngầm để sử dụng. Trà Vinh và Bạc Liêu là hai trong số các địa phương khai thác nước ngầm nhiều nhất, chiếm gần 25% tổng lượng khai thác của toàn khu vực. Khoảng 42% lượng nước ngầm khai thác trong khu vực ĐBSCL để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn.

Đặc tính khí hậu khu vực ĐBSCL có phân hóa hai mùa rõ rệt. Vài mùa lũ, lượng nước mặt sinh ra từ nước mưa có thể lên tới 94% trữ lượng toàn khu vực, tức là khoảng 27 tỉ m3, trong khi chỉ có 4% được sinh ra vào mùa kiệt.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã có ý kiến cho rằng: “ĐBSCL là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại chịu tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước bị phụ thuộc phần lớn vào lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chịu tác động của hệ thống các hồ chứa thủy điện thượng nguồn ở nước ngoài, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn..."

Trước các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thiếu hụt nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và sinh kế của người dân. Chính quyền và cộng đồng địa phương cần nâng cao khả năng thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. T

Thời gian qua, Bộ TN&MT đã phối hợp với Chương trình định cư con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) huy động tài trợ của Quỹ Thích ứng (Adaptation Fund) để thực hiện dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” (dự án HREMRD) với mục đích hỗ trợ định cư sinh thái bền vững cho người dân, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông qua các hoạt động của dự án, vấn đề thiếu nước sinh hoạt sẽ được cải thiện bằng các hệ thống thu gom nước mưa mái nhà và hệ thống lọc nước bằng công nghệ RO. Dự án sẽ triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng xử lý nước quy mô nhỏ tại một số xã trên địa bàn hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu. Bên cạnh đó, để tăng tính bền vững trong quản lý và vận hành các công trình này, dự án còn dự kiến xây dựng mô hình quản lý bền vững hạ tầng và tổ chức các hội thảo đào tạo về quản lý, vận hành công trình.

Dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2021 – 2024 tại tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu với 4 hợp phần, kỳ vọng sẽ hỗ trợ được cho 92,396 người dân tại hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất