, //, :: GTM+7
Chủ Nhật, 14/03/2021, 12:49

Hoa giả và sản phẩm OCOP với du lịch

NGUYỄN VŨ MỘC THIÊNG

Cách đây mấy năm, nhân lời tư vấn du lịch Đồng Tháp, tôi đi một vòng khảo sát địa bàn và làng hoa kiểng Tân Quy Đông để báo cáo ý kiến của mình với lãnh đạo Sa Đéc. Trước khi trình bày, tôi thăm dò: “Xin phép, tôi có được nói thật không?” vì sợ “lời thật mất lòng”.

Hình ảnh thác Bản Giốc in trên gối khách sạn ở Cao Bằng.
Hình ảnh thác Bản Giốc in trên gối khách sạn ở Cao Bằng.

Không ít chuyên gia, để được việc cho mình, toàn dùng lời có cánh, tụng ca tài nguyên và tiềm năng du lịch đia phương. Anh Võ Thanh Tùng, Chủ tịch thành phố bảo: “Dân Nam bộ bộc trực, cứ nghĩ sao nói vậy”. Tôi cười rồi từ tốn: “Các anh không thể làm du lịch được”!.

Biết nhiều người trong buổi họp bất ngờ, có người hơi khó chịu vì chỉ mới về Sa Đéc mấy ngày, tôi cười hòa rồi nhỏ nhẹ “Sa Đéc có làng hoa kiểng độc bản, rộng hơn 650ha với trên 2.000 loài, toàn trồng ngoài trời, có khi trên mặt nước. Vây mà trong Hội trường Ủy ban thành phố, các anh toàn chưng hoa nhựa, làm du lịch thế nào được”!.

Hội trường vỡ òa bàn tán. Chủ tịch thành phố quyết luôn: “Bắt đầu từ ngày mai, các cơ quan trực thuộc dẹp hết hoa nhựa, hoa giả; dùng hoa tươi Tân Quy Đông”. Kể lại chuyện này vì thấy Tết vừa rồi, Sài Gòn nhiều hoa giả quá. Ai lại tặng hoa giả cho người thật. Chưng hoa giả là làm màu trên bàn thờ, cả năm chỉ vài lần nhúng nước giặt bụi. Có lòng thành, ai nỡ làm vậy?

Hoa tươi đắt tiền, tốn công châm sóc... Tiếc tiền, có thể châm chước vì nghèo khó, còn tiếc công thì chịu. Nước Bhutan nhỏ bé - xứ sở được mệnh danh hạnh phúc nhất thế giới, quốc gia duy nhất có khí thải âm không bao giờ dùng hoa giả. Không có hoa, họ dùng cỏ, dây leo thay thế và thường chưng cả chậu vì dùng được lâu hơn. Cái chính là không muốn làm hoa đau. Hoa cũng như người, đâu muốn xa cành, lìa cội. Dubai (UAE) toàn sa mạc nhưng họ cũng không dùng hoa giả. Việt Nam đâu thiếu đất, sao không trồng hoa thật trên lề đường, trong sân có thể trồng hoa chậu. Có chăm sóc mới biết trân quý giá trị lao động và hiểu thêm Mẹ thiên nhiên.

Lại nhớ việc các địa phương toàn đãi khách trái cây của thiên hạ. Xuống Đồng Tháp được mời nho, táo. Ra Bình Thuận được mời cam, ổi. Lên Bắc Giang được mời dưa hấu… Khách đến địa phương nào là muốn thưởng thức đặc sản của vùng đó. Tử ẩm thực đến văn hóa. Nhiều địa phương cứ vô tư và vô tâm, suy bụng ta ra bụng người, mời khách toàn món ngon thiên hạ, quên mất món lạ quê mình. Vô tình quảng cáo cho các địa phương khác và đóng cửa với du lịch quê nhà.

Bức tranh Thiên nhãn sơn hoành tráng ở phòng lễ tân KS Cao Bằng.
Bức tranh Thiên nhãn sơn hoành tráng ở phòng lễ tân KS Cao Bằng.

Ở Việt Nam, hiện chỉ có Cao Bằng biết dùng danh thắng địa phương làm hình ảnh trang trí để quảng bá du lịch. Thác Bản Giốc được in trên gối trong khách sạn. Ngay sảnh lễ tân là ảnh núi Mắt Thần (Thiên Nhãn Sơn) hoành tráng và ấn tượng. Việc nhỏ nhưng PR hiệu quả.

Các sản phẩm OCOP chỉ có thể phát triển bền vững khi được kết nối thành sản phẩm du lịch, từ quốc nội ra quốc tế; được dẫn dắt bởi những câu chuyên văn hóa thú vị.

Bình luận

Xem nhiều

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.
Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất