, //, :: GTM+7
Thứ Tư, 21/12/2022, 05:04

Hoắc Nguyên Giáp đánh bại đại lực sĩ bậc nhất thế giới, sự thật ra sao?

NGUYỆT LƯƠNG
(theo Sina, Sohu)
Những giai thoại về việc đánh bại võ sư nước ngoài đã biến Hoắc Nguyên Giáp trở thành anh hùng võ thuật dân tộc của Trung Quốc.

Hoắc Nguyên Giáp được mệnh danh là huyền thoại của võ thuật Trung Hoa. Với tinh thần chính nghĩa và võ công cao cường, ông đã nhiều lần đánh bại các võ sĩ ngoại quốc. Đã có rất nhiều bộ phim tái hiện lại hình ảnh Hoắc Nguyên Giáp, nhưng theo nhiều người, võ công thực sự của ông còn lợi hại hơn nhiều.

Võ công Hoắc Nguyên Giáp ngoài đời "bá đạo" hơn trên phim

Hoắc Nguyên Giáp là một huyền thoại võ thuật có thật ở Trung Quốc. Ông là tượng đài lẫy lừng của võ thuật Trung Hoa cuối triều đại nhà Thanh. Có rất nhiều giai thoại được nói về Hoắc Nguyên Giáp. Ông được ca ngợi là đệ nhất cao thủ từng bất khả chiến bại trước những võ sư giỏi nhất người Nhật Bản và cả một "đại lực sĩ" được ví như Hercules của nước Anh.

Tạo hình Hoắc Nguyên Giáp của Lý Liên Kiệt.

Cái tên Hoắc Nguyên Giáp cũng trở nên nổi tiếng hơn sau khi bộ phim cùng tên do tài tử Lý Liên Kiệt đóng vai chính được công chiếu. Bộ phim hành động này hoàn toàn dựa trên cuộc đời của Hoắc Nguyên Giáp, một danh gia võ thuật Trung Quốc thách đấu những võ sĩ nước ngoài tại các sự kiện quốc tế lớn, để khôi phục niềm tự hào dân tộc.

Bộ phim được đánh giá xuất sắc về nội dung và những màn võ thuật đẹp mắt của Lý Liên Kiệt. Nhân vật huyền thoại Hoắc Nguyên Giáp trong phim mang nhiều nét mới. Không còn là một vị anh hùng điềm đạm, trầm tĩnh như đã thể hiện trong các phim trước, phiên bản Hoắc Nguyên Giáp của Lý Liện Kiệt chứa nhiều nội tâm với các trạng thái cảm xúc phong phú hơn.

Video: Cảnh Hoắc Nguyên Giáp (Lý Liên Kiệt) đánh bại lực sĩ Anh quốc.

Theo Sina, trong bộ phim "Hoắc Nguyên Giáp", mặc dù Lý Liên Kiệt đã thi triển những màn võ công rất đẹp mắt nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để diễn tả hết tinh hoa của Mê Tung quyền. Theo lịch sử võ thuật Trung Hoa, cha của Hoắc Nguyên Giáp là võ sư danh tiếng Hoắc Ân Đệ, người từng truyền dạy Mê Tung quyền. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc tới tuyệt kỹ đỉnh cao này thì người ta lại nghĩ đến Hoắc Nguyên Giáp. Bởi đơn giản, ông chính là người đã đưa Mê Tung quyền lên tới đỉnh cao kết hợp giữa võ thuật và nghệ thuật, biến nó trở thành thứ vũ khí lợi hại để đánh bại rất nhiều cao thủ trong nước và nước ngoài để làm rạng danh võ thuật Trung Hoa.

Mê Tung quyền là sự kết hợp hoàn hảo những đỉnh cao công phu của võ Thiếu Lâm và Võ Đang phái, giữa nhu và cương, vừa nhàn nhã nhẹ nhàng, khi mau lẹ dứt khoát, cứ thế biến đổi không ngừng làm cho đối thủ khó lòng trở tay kịp. Quyền cước này rất coi trọng đòn chân. Trong các bài dùng khuỷu với động tác chân và vọt lật, trong thực chiến thì chú trọng mượn thế thuận sức, ra đòn lúc không để ý.

Hoắc Nguyên Giáp nổi tiếng với Mê Tung quyền cực lợi hại.

Hoắc Nguyên Giáp ngoài đời từng đánh "đại lực sĩ bậc nhất" thế giới

Cũng giống như cha ông, Hoắc Nguyên Giáp bắt đầu tham gia vào nghề bảo tiêu và càng nổi danh hơn khi nhiều lần đánh bại các toán cướp hàng. Thời gian sau đó, Nguyên Giáp cũng mở võ đường và có rất nhiều võ sĩ từ khắp nơi đã đến để thách đấu.

Chân dung Hoắc Nguyên Giáp ngoài đời thực.

Tuy nhiên, không một đối thủ nào có thể chịu đựng được nổi những pha ra đòn quá nhanh và biến ảo của Hoắc Nguyên Giáp. Thậm chí, có những lần ông còn một mình “chấp” cả hàng chục võ sĩ bước lên võ đài thi đấu. Tuy nhiên, tất cả đều lần lượt thất bại trong sự thán phục. Trong một thời gian ngắn, Hoắc Nguyên Giáp trở thành võ sĩ không có đối thủ, được mọi người gọi là "Đệ nhất Thiên Tân".

Trong những năm cuối thế kỷ 19, thành phố Thiên Tân đang bị các nước đế quốc phân chia thành các khu tô giới. Các võ sĩ phương Tây, Nhật Bản cũng thừa dịp đứng ra thách đấu với các võ sư người Hoa và đa số giành chiến thắng.

Video: Cảnh Trần Chân (Lý Tiểu Long) hạ gục các võ sĩ người Nhật trong "Tinh võ môn"

Trong bộ phim “Tinh võ môn” 1972, tại đám tang Hoắc Nguyên Giáp – sư phụ của Trần Chân, người Nhật Bản đã mang tới tấm bảng có 4 chữ “Đông Á bệnh phu” với mục đích sỉ nhục Hoắc Nguyên Giáp. Sau đó, Trần Chân (Lý Tiểu Long) đã vác tấm bảng này tới võ quán của người Nhật, một mình hạ gục tất cả những người có mặt tại đó và trả lại danh dự cho dân tộc.

Tình tiết này dựa trên câu chuyện có thật về Hoắc Nguyên Giáp, danh sư họ Hoắc cũng đã đánh bại võ sư người Nga có tên Solineron. Ông ta tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới” và chế giễu người Trung Quốc bằng 4 chữ "Đông Á bệnh phu". Khi đó, Hoắc Nguyên Giáp rất phẫn nộ, đi thẳng tới võ đài xin được giao đấu. Trước một con người nhỏ bé, võ sĩ phương Tây vốn to lớn hơn rất nhiều đã tỏ ra rất chủ quan. Tuy nhiên, Nguyên Giáp đã làm cho đối thủ và rất đông khán giả phải bất ngờ.

Nhiều lần đánh bại các võ sư nước ngoài, Hoắc Nguyên Giáp được tôn là huyền thoại võ thuật Trung Quốc.

Sau khi bị đối phương cậy sức dồn ép với không ít cú đấm và bị quật ngã xuống sàn, Hoắc Nguyên Giáp lấy hết sức mình tung một đòn cước Mê Tung hiểm hóc, đá văng đối thủ to lớn bay ra khỏi sàn đấu. Không chỉ vậy, năm 1909, võ sĩ người Anh tên là Aopian tới Thượng Hải để biểu diễn và đưa ra lời thách đấu cùng những từ ngữ tỏ ý xem thường.

Chuyện tới tai Hoắc Nguyên Giáp, tháng 3 năm đó, ông tới Thượng Hải để chấp nhận lời thách đấu với giao kèo sẽ đánh bằng tay không, nếu ai bị ngã xuống đất sẽ thua. Tuy nhiên, đến tháng 6 – thời điểm mà hai người so tài, Aopian đã không xuất hiện, võ sĩ người Anh này đã âm thầm rời bỏ Thượng Hải.

Đứng trên võ đài trống, Hoắc Nguyên Giáp đã xin phép người chủ trì để biến cuộc tỉ thí bất thành thành buổi biểu diễn võ thuật. Hàng vạn người tới xem vừa hả hê khi võ sĩ người Anh bỏ cuộc, vừa mãn nhãn với màn biểu diễn của Hoắc Nguyên Giáp. Với nhiều lần đánh bại các võ sư nước ngoài, Hoắc Nguyên Giáp được tôn là người giỏi nhất Thiên Tân và trở thành huyền thoại trong giới võ thuật Trung Quốc.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm




Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1


Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất