, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 17/02/2022, 13:07

Hội An khôi phục đất ruộng hoang

MỸ LỆ
Trong 2 năm (2020 - 2021), trước tác động của dịch Covid-19, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã định hướng các địa phương vận động người dân khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, bỏ hoang để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển theo hướng hữu cơ, giúp nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Hội An đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh Mỹ Lệ.

Tích cực đưa diện tích đất ruộng bỏ hoang vào sản xuất

Ông Nguyễn Anh - Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hội An cho biết, thông qua công tác tuyên truyền cùng sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp và các đoàn thể chính trị - xã hội, một số hộ dân đã thành lập tổ tự quản để cùng khai thác và tái sản xuất diện tích đất ruộng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có giá trị. 

Điển hình như xã Cẩm Hà - một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Địa phương này đã đầu tư nâng cấp, tu bổ, sửa chữa hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương tưới tiêu đảm bảo đáp ứng kịp thời nước tưới tiêu cho nông dân sản xuất, sử dụng hiệu quả diện tích đất canh tác. “Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Ban nông nghiệp và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân Cẩm Hà đã đưa được diện tích 5,5ha đất ruộng bỏ hoang trước đây vào trồng lúa”. - ông Mai Kim Phương, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà chia sẻ.

Cùng với sự chung tay vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hiện nông dân Hội An đã cải tạo nhiều diện tích đất trước đây bỏ vụ để sản xuất. 

Tại xã Cẩm Kim, những năm qua thường xuyên xảy ra tình trạng khô hạn, nhiễm mặn sớm và nguồn nước tưới cho nông nghiệp của xã thiếu ổn định dẫn đến phần lớn diện tích đất sản xuất lúa bị bỏ vụ. Lãnh đạo địa phương đã triển khai tuyên truyền vận động nhân dân đồng thuận hưởng ứng chủ trương tái sử dụng đất ruộng bị bỏ hoang trước đây để trồng lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình trồng bắp, lạc, dưa hấu, ớt.

“Sau khi triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, các đường giao thông nông thôn nội đồng được bê tông hóa 100%, phục vụ tốt việc vận chuyển vật tư, sản xuất. Hệ thống kênh mương nội đồng cũng được sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư mới, hoàn chỉnh kiên cố 100%, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp”. - Ông Huỳnh Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim cho hay. 

Anh Nguyễn Văn Trung cải tạo diện tích ruộng hoang sang chăn nuôi tổng hợp. Ảnh: Mỹ Lệ.

Ổn định đời sống người làm nông

Tình hình dịch bệnh và thiên tai diễn biến tiêu cực đã tác động không ít đến đời sống kinh tế - xã hội của Hội An. Nhờ tích cực đưa vào sản xuất một lượng lớn đất nông nghiệp bị bỏ hoang, kiên trì bám ruộng và nâng cao chất lượng cây trồng, con vật nuôi nên nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều người dân có thu nhập trang trải trong cuộc sống gia đình.

Tại phường Cẩm Châu, phong trào “Người nông dân yêu đất” do Hội Nông dân phường phát động đã giúp nhiều hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi. Theo đó, đất ruộng bỏ hoang được chuyển thành mô hình canh tác trang trại, chăn nuôi tổng hợp, xây dựng được các mô hình kinh tế hiệu quả, ổn định đời sống.

Từ 5,5ha đất bị bỏ hoang, anh Nguyễn Văn Trung (Khối Trường Lệ - P.Cẩm Châu) đã cải tạo 1,5ha đất thành trang trại để chăn nuôi 5 con bò lai, 900 con vịt và 100 con gà. Sản lượng đàn vật nuôi của trang trại anh Trung hằng năm đạt trên 350 triệu đồng. Còn 4ha diện tích đất còn lại, anh đã cải tạo để trồng lúa. Mỗi năm, anh sản xuất 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu. Kết quả, lúa cho năng suất khá, bình quân đạt từ 60 đến 65 tạ/ha. 

Cũng như anh Trung, nhiều hộ nông dân đã vươn lên khá giàu từ chính sản xuất nông nghiệp và góp phần thực hiện hiệu quả phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Năm 2021, thành phố Hội An có 3.748 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó cấp xã 2.744 hộ, cấp thành phố 809 hộ, cấp tỉnh 189 hộ và cấp Trung ương có 6 hộ.

Những kết quả khả quan cho thấy thành phố Hội An đã có hướng đi phù hợp với thực tiễn tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh và thiên tai, tạo thu nhập ổn định cho người dân khi kinh tế dịch vụ - thương mại của thành phố chưa phục hồi. Hội An đang phấn đấu có thể đưa tổng giá trị ngành nông - lâm nghiệp năm 2022 đạt hơn 115 tỷ đồng.

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của Hội An đạt 113 tỷ đồng, tăng 2,2%. Có 150 hộ được vay vốn với số tiền 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân và gần 1.350 hội viên được vay vốn qua kênh ngân hàng chính sách xã hội để tăng gia sản xuất hiệu quả.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất