, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 16/10/2021, 10:00

Hội An organic

MỸ LỆ
Qua 7 năm triển khai, dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại TP Hội An (Quảng Nam) đã tạo cơ hội cho ngành nông nghiệp phát triển song cũng đặt ra không ít thách thức trước xu hướng hiện tại.
Tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu “Hội An organic”. Ảnh: Mỹ Lệ

Với sự hỗ trợ của chính quyền thành phố và Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị, Hội An hiện có 9 dự án sản xuất rau hữu cơ ở các địa phương: Cẩm Thanh, Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Kim trên diện tích gần 3,2ha của 2 nhóm nông dân, 1 hộ cá thể và 2 hợp tác xã.

Bà Trần Huỳnh Hải Yến, thành viên Ban điều phối Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) Hội An, nhận định: Dự án đã đưa nông nghiệp Hội An phát triển bền vững; điển hình, sự gắn kết giữa mô hình sản xuất nông nghiệp với du lịch đã thu hút hàng nghìn du khách đến Hội An tham quan, trải nghiệm, từ đó, tạo việc làm và thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân.

Chị Nguyễn Thị Đông thuộc hộ cá thể Hiền Đông ở phường Cẩm Châu chia sẻ: “Các sản phẩm của tôi đã được thẩm định cấp chứng nhận hữu cơ PGS Hội An lần thứ 5. Thời điểm trước dịch, nguồn thu rất vững, thu nhập nông thôn mà 6 - 7 triệu đồng/tháng là rất lớn”. Ông Lê Nhương sản xuất gần 2.000m2 tại HTX Rau hữu cơ và Du lịch Thanh Đông (đã được cấp chứng nhận hữu cơ PGS lần 1) và tổ Rau hữu cơ Đồng Giá, cho hay: “Tôi đã vận động nhiều nông dân cùng sản xuất rau hữu cơ và đang cố gắng để cuối năm nay tổ sản xuất rau hữu cơ Đồng Giá đạt chuẩn PGS Hội An”. Ở Hội An, hiện có 0,8ha diện tích sản xuất rau hữu cơ được chứng nhận hữu cơ PGS Hội An và gần 2,4ha đang chuyển đổi.

Nói về PGS Hội An, không thể không kể đến cộng đồng doanh nghiệp. Ông Lê Hoàng Hà, Giám đốc Công ty TNHH Trải nghiệm sinh thái Hội An Etour, cho rằng từ khi hình thành, mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá nét đẹp văn hóa và nông sản đặc trưng của địa phương mà còn lan tỏa những câu chuyện đẹp về sự bền bỉ, tâm huyết của người dân sản xuất NNHC. “Làm NNHC cũng như phát triển du lịch phải đảm bảo 3 khía cạnh của sự phát triển bền vững: môi trường, kinh tế và xã hội. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ để tạo cơ hội tốt nhất cho hoạt động sản xuất NNHC lan tỏa”, ông Hà trao đổi.

Liên tiếp gần 2 năm, kinh tế Hội An bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Vân, Trưởng phòng Kinh tế TP Hội An, lao động nông nghiệp không bị thất nghiệp như các ngành kinh tế khác và tạm ổn về thu nhập. Còn theo chị Trần Thị Thu, chủ cửa hàng thực phẩm Sạch và xanh cho biết: “Các nhóm sản xuất cần đa dạng sản phẩm, đầu tư các kênh quảng bá nhãn hiệu “Hội An organic” để thay đổi nhận thức về sử dụng thực phẩm sạch và tạo sự tin cậy cho khách hàng”.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng cho biết Hội An sẽ tiếp tục ưu tiên nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nhất là NNHC khi kinh tế phục hồi. Theo ông, để NNHC phát triển bền vững, chính người trực tiếp canh tác phải thay đổi cách ứng xử với nông nghiệp. Các địa phương sản xuất nông nghiệp phải làm mới mô hình, phù hợp lợi thế, tiềm năng về địa lý, thổ nhưỡng. Hội An cũng rất cần sự chung tay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ nông dân có thêm điều kiện nâng cao giá trị thương hiệu “Hội An organic” đã được Bộ Khoa học - Công nghệ công nhận tháng 5/2019.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất