, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 22/04/2022, 17:39

Hồng Kông ngập trong núi rác do chính sách “không Covid”

LÊ KIÊN
Du khách đến Hồng Kông đã không khỏi sửng sốt khi bắt gặp hình ảnh rác thải nhựa khắp mọi nơi trong các khách sạn, khu cách ly. Những hình ảnh thiếu mỹ quan và ô nhiễm này một phần bắt nguồn từ chính sách “không Covid” nghiêm ngặt của Hồng Kông.
Hình ảnh một bãi rác mới trong đại dịch Covid-19 ở Hồng Kông, Trung Quốc, Ảnh: Reuters/Tyrone Siu.

Hồng Kông đang bị chỉ trích vì gây tổn hại cho nền kinh tế và sức khỏe tâm thần của con người do chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 ở biên giới và trong cộng đồng. Theo các nhà bảo vệ môi trường, các chính sách này đồng thời cũng đang làm tổn hại đến môi trường do tạo ra quá nhiều chất thải dư thừa, đặc biệt là rác thải nhựa và túi nylon.

Chia sẻ với Reuters, chị Clementine Vaughan làm nghề chăm sóc da hiện đang cách ly tại một khách sạn ở Hồng Kông cho biết: “Như bạn thấy đấy, tất cả nhân viên ở đây bắt buộc đều phải mặc đồ bảo hộ cá nhân, từ áo choàng, găng tay, giày cao cổ, mũ… Các vật dụng cá nhân như điện thoại, điều khiển từ xa… đều được bọc trong giấy bóng kính”.

Theo số liệu của chính phủ Hồng Kông, mỗi ngày nước này xử lý hơn 2.300 tấn rác thải nhựa. Trong đó, tỷ lệ tái chế chỉ chiếm 11%, số rác thải còn lại hầu hết được đưa vào các bãi chôn lấp để xử lý. 

Những nhân viên vệ sinh đang dọn dẹp rác thải bên ngoài một khách sạn cách ly ở  Hồng Kông, Trung Quốc, Ảnh: Reuters/Tyrone Siu.

Người phát ngôn của Chính phủ Hồng Kông cho biết, cơ quan chức năng nước này đã nắm bắt được các vấn đề về sự gia tăng của rác thải dùng một lần kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đồng thời kêu gọi tất cả mọi người áp dụng lối sống xanh nhằm hạn chế rác thải nhiều nhất có thể. 

Edwin Lau, một thành viên thuộc nhóm môi trường địa phương The Green Earth nhận định: “Cách tiếp cận Covid của Hồng Kông phản ánh sự thiếu nhận thức của họ về môi trường. Những người cách ly trong các khách sạn không phải hoàn toàn là những ca nhiễm bệnh”. Ngoài ra, Edwin Lau còn kiến nghị Chính phủ nên cho phép tái chế hoặc tái sử dụng các loại đồ nhựa từ các cơ sở kiểm dịch. 

Hồng Kông là một trong số những nơi tuân thủ chính sách nghiêm ngặt “không Covid”. Trong năm nay, Hồng Kông đã cách ly hàng chục nghìn người tại các cơ sở cách ly y tế, bao gồm những người bị nhiễm bệnh và cả những người chưa nhiễm bệnh nhưng có tiếp xúc gần. Chính điều này đã làm cho vấn đề rác thải ở Hồng Kông càng trở nên trầm trọng hơn. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1



Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất