, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 28/01/2021, 12:03

Huyện biên giới Vĩnh Hưng làm tốt công tác giảm nghèo

HUỲNH PHONG - HÙNG ANH
Là huyện biên giới của tỉnh Long An, mặc dù điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, huyện Vĩnh Hưng đã tranh thủ huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Nhờ đó, mà tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,85% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là dưới 4%.
Nhờ hỗ trợ bò giống, gia đình chị Vốn vươn lên thoát nghèo.

Từng là hộ nghèo của xã Vĩnh Thuận, nhưng sau khi được địa phương hỗ trợ căn nhà và 40 triệu đồng để  mua bán nhỏ và chăn nuôi bò, đến năm 2018 bà Lê Thị Chen đã vươn lên thoát nghèo. Giờ đây, gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền cũng vơi đi dần, để đổi lấy niềm tin và động lực, giúp gia đình bà Chen nỗ lực lao động, phát triển kinh tế gia đình.

Cũng như bà Chen, gia đình chị Phạm Thị Kim Vốn, ngụ xã Thái Trị là hộ nghèo lâu năm của địa phương. Với 4 nhân khẩu trong nhà, vợ chồng chị phải làm thuê để kiếm sống qua ngày và sống tạm trong căn chòi bên sông. Nhưng đó là câu chuyện của trước kia, vì giờ đây cuộc sống gia đình của chị Vốn đã bước sang trang mới, khi được địa phương hỗ trợ 2 con bò và căn nhà kiên cố này. Với sự cần mẫn của mình, sau một năm nhận được sự giúp đỡ, gia đình chị Vốn đã vươn lên thoát nghèo.

Chị Phạm Thị Kim Vốn – xã Thái Trị, huyện Vĩnh Hưng chia sẻ: “Lúc trước khó khăn, nhà ở bờ kênh sập xệ, cũng nhờ xã cho 2 con bò nuôi sinh sản, với lại được hỗ trợ được 40 triệu cho cái nhà. Nên giờ mình cũng an cư, lạc nghiệp rồi nên giờ mình cố gắng làm ăn để vươn lên”

Bên cạnh công tác hỗ trợ vốn vay, nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, thời gian qua huyện Vĩnh Hưng còn quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trong năm 2020, huyện Vĩnh Hưng mở được 10 lớp dạy nghề, giúp hàng trăm lao động, nhất là các lao động thuộc hộ khó khăn, có việc làm ổn định, cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Ông Hà Văn Hưng – Trưởng phòng Lao động – Thương bình và Xã hội huyện Vĩnh Hưng cho biết: Đến thời điểm này, nguồn vốn ưu tiên, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đối với hộ nghèo luôn đảm bảo 100%, để cho người lao động được tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm.

Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, cũng như những nỗ lực của người dân được hỗ trợ; đến nay, công tác giảm quyết việc làm, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện biên giới Vĩnh Hưng  đạt được những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn.

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Một trong những đặc trưng của mô hình kinh tế tuần hoàn là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng góp phần giúp nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Nổi bật
Được quan tâm


Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Do nước sông bị ô nhiễm, lục bình ngày càng phát triển nhanh phủ kín nhiều đoạn sông, cản trở ghe thuyền đi lại. Thế nhưng ở Đồng Tháp Mười, mà tập trung nhất là thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An), nguồn lục bình tự nhiên phong phú này lại trở thành nguyên liệu chủ yếu cho một nghề độc đáo: nghề đan lục bình mỹ nghệ.
2



Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất