, //, :: GTM+7
Thứ Bảy, 17/04/2021, 18:37

Huyện Vĩnh Hưng (Long An) phấn đấu đến năm 2024, có 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới

ANH NHUNG
Huyện Vĩnh Hưng có 9 xã và 1 thị trấn. Đến nay đã có 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 1 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Bình quân mỗi xã đạt 16,8 tiêu chí.
Cảnh quan nông thôn.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh tế - xã hội ở nông thôn có những bước phát triển vượt bậc; sản xuất, kinh doanh tiếp tục phát triển ổn định. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp ngày một hoàn thiện hơn; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục ngày càng tăng; công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân đạt kết quả tốt; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đều giảm, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ở mức khá. Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp; an ninh trật tự xã hội được giữ vững, ổn định.

Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được Nhân dân đồng tình và hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn, mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tiến độ triển khai thực hiện Chương trình ở các địa phương đã thực sự được đẩy mạnh, mức độ tăng bình quân số tiêu chí đạt chuẩn tăng nhanh (năm 2010, bình quân mỗi xã đạt 5 tiêu chí).

Tuy nhiên, xây dựng NTM của huyện vẫn còn một số hạn chế như: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi và điện phục vụ sản xuất. Chất lượng hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã tuy có chuyển biến nhưng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất. Cảnh quan môi trường nông thôn chưa thật sự xanh - sạch - đẹp. Có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng số ít hộ dân xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, cải tạo cổng ngõ.

An ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn có nơi, có lúc chưa bảo đảm, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để. Ý thức chấp hành luật pháp, nếp sống văn minh công cộng, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng khu dân cư văn hóa, xã nông thôn mới; Việc huy động nguồn lực để thực hiện chương trình chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Trong đó, mức huy động sự đóng góp của người dân thấp; vốn đầu tư của doanh nghiệp chưa nhiều. Sự tham gia của người dân chỉ mới ở khâu đóng góp kinh phí vào xây dựng hạ tầng, chưa chú ý tu sửa nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh; cải tạo cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn... 

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, phát huy những kết quả đạt được để tiếp tục xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững, đi vào chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước. Huyện Vĩnh Hưng đã đề ra lộ trình, giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện để đạt mục tiêu đến năm 2014, phấn đấu có 100% (9/9) xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 70 triệu đồng/người/năm cụ thể gồm:

Rà soát, lập quy hoạch chung xã: Lập đồ án quy hoạch chung xã (9/9 xã) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện đảm bảo đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và yêu cầu xây dựng huyện nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, trong đó chú trọng khai thác được lợi thế của địa phương; Bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp; Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 103-KH/HU ngày 15/6/2020 của Huyện ủy về thực hiện Kết luận số 54-KL/TW của Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong đó chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng xóm, ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân khu vực nông thôn; thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để nhân rộng.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nhất là cơ chế chính sách về tăng cường phân cấp, trao quyền chủ động cho địa phương và nâng cao hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; cơ chế phân bổ và huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình... Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2026 do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình từ huyện đến cơ sở; nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp ngày càng chuyên nghiệp; ưu tiên bố trí người đủ tâm huyết, đủ năng lực cho bộ máy tham mưu về nông thôn mới.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất ở nông thôn trên cơ sở tiếp tục thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện đại hóa thủy lợi và cơ giới hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tế sử dụng lao động của doanh nghiệp và địa phương. Chú trọng đào tạo nghề theo các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn và thông qua các doanh nghiệp có hợp đồng liên kết với nông dân. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn. Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ cho nông dân. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả; mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. 

Tăng cường thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình, trong đó thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn của huyện. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình. Vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc tự nguyện.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, năng lực giám sát, đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới cấp huyện và địa phương. Tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới.

Nguồn: https://nongthonmoi.longan.gov.vn/

Widget 'Chân trang - Nông thôn mới'

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất