, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 30/05/2023, 06:48

Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu cát biển

LÊ KIÊN
(theo Reuters, CNA)
Một bản sao quy định của chính phủ Indonesia mới đây cho biết, nước này đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu cát biển đã kéo dài suốt 20 năm. Động thái này có thể mang lại lợi ích lớn cho nước láng giềng Singapore, nhưng lại khiến các nhà môi trường lo ngại về hệ sinh thái biển.
Một con tàu nạo vét đang phun cát nhập khẩu từ Indonesia để bồi lấp biển ngoài khơi phía tây Singapore. (Ảnh tư liệu: AFP).

Được biết, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu này trong một quy định về việc quản lý trầm tích biển và được ban hành hồi đầu tháng. Báo cáo không đưa ra lý do khiến Indonesia quyết định dỡ bỏ lệnh cấm. 

Indonesia lần đầu tiên công bố chấm dứt hoạt động xuất khẩu cát biển vào năm 2003 và tái khẳng định điều này vào năm 2007 trong một động thái chống lại các chuyến hàng bất hợp pháp.

Trước lệnh cấm được ban bố, Indonesia vốn là nhà cung cấp cát biển chính cho Singapore để bồi lấp và mở rộng đất liền. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002, Indonesia đã vận chuyển tới Singapore trung bình hơn 53 triệu tấn cát biển mỗi năm.

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019, đảo quốc sư tử là nhà nhập khẩu cát biển lớn nhất thế giới và trong hai thập kỷ trước đó, Singapore đã vận chuyển 517 triệu tấn cát từ các nước lân cận.

Cũng giống như Indonesia, quốc gia láng giềng Malaysia là nhà cung cấp cát biển lớn nhất cho Singapore, quốc gia này cũng đã cấm xuất khẩu cát biển kể từ năm 2019. 

Wahyu Muryadi, phát ngôn viên của Bộ Hàng hải & Ngư nghiệp Indonesia cho biết, mục đích của quy định này là để đảm bảo việc khai thác cát đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, đồng thời chỉ được phép xuất khẩu sau khi đã đáp ứng nhu cầu trong nước.

Hình ảnh một bãi cát dự trữ lớn ở Singapore ngày 26/6/2019. (Ảnh tư liệu: Reuters/Edgar Su).

Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore hiện đang lên kế hoạch và thiết kế giai đoạn thứ 3 của siêu dự án Cảng Tuas, với công việc cải tạo dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa những năm 2030.

Lệnh cấm của Indonesia từng là nguyên nhân gây tranh cãi giữa Indonesia và Singapore. Năm 2007, Singapore đã cáo buộc Indonesia sử dụng lệnh cấm để gây áp lực với chính phủ của họ trong các cuộc đàm phán về hiệp ước dẫn độ và phân định biên giới. Hiệp ước dẫn độ này đã được ký kết vào năm ngoái.

Parid Ridwanuddin, một nhà vận động tại Diễn đàn Môi trường Indonesia (Walhi) cho biết, quy định này mâu thuẫn với cam kết của chính phủ về một hệ sinh thái biển lành mạnh hơn, trong khi nhà nghiên cứu Afdillah Chudiel của Tổ chức Hòa bình Xanh Indonesia cho biết, việc khai thác cát biển có thể đẩy nhanh thêm khủng hoảng khí hậu. “Khai thác cát biển sẽ đẩy nhanh quá trình đánh chìm các đảo nhỏ và mài mòn bờ biển.”. - Afdillah nói. 

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm




Nhóm Hi-future là tổ chức được sáng lập nhằm giúp các trẻ phổ tự kỉ hòa nhập cộng đồng, giúp những đứa trẻ không biết mình là ai, không phân biệt được bản thân và thế giới xung quanh… bước vào hành trình “tìm lại ước mơ” cho chính mình.


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất