, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 26/05/2023, 19:32

Luật mới của EU có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ

LÊ KIÊN
(theo Reuters)
Hai nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới là Indonesia và Malaysia sẽ cử các quan chức hàng đầu đến Liên minh châu Âu (EU) vào tuần tới để hội đàm cũng như bày tỏ sự lo ngại về luật phá rừng mới của EU có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ của họ.
Công nhân đang bốc xếp những chùm cọ tươi để vận chuyển từ điểm thu mua đến các nhà máy CPO ở Pekanbaru, tỉnh Riau, Indonesia, ngày 27/4/2022. (Ảnh tư liệu: Reuters/Willy Kurniawan).

Indonesia và Malaysia được biết đến là 2 quốc gia chiếm khoảng 85% sản lượng xuất khẩu dầu cọ toàn cầu và EU chính là thị trường lớn thứ 3 của họ.

Tháng trước, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật phá rừng mang tính bước ngoặt để cấm nhập khẩu các mặt hàng như: cà phê, thịt bò, đậu nành và nhiều sản phẩm khác vào thị trường EU trừ khi các công ty xuất khẩu cung cấp đầy đủ thông tin "có thể kiểm chứng" chứng minh rằng các sản phẩm đó không được trồng trên đất rừng bị phá sau năm 2020. Những đối tượng vi phạm liên quan đến việc phá rừng sẽ phải đối mặt với các án phạt nặng về kinh tế tài chính.

Indonesia và Malaysia đều xác nhận, chuyến thăm tới thủ đô Brussels lần này dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 30/5 và 31/5.

Trước những động thái về luật mới của EU, cả 2 quốc gia Đông Nam Á này đều cáo buộc EU đã đưa ra những chính sách bất lợi và phân biệt đối xử nhắm vào sản phẩm dầu cọ của họ. Trước đó, Malaysia cho biết, họ có thể ngừng xuất khẩu dầu cọ sang thị trường EU do liên quan đến luật phá rừng.

Quy định mới của EU đã được các nhà môi trường hoan nghênh như một bước quan trọng để bảo vệ rừng, đối phó với nạn phá rừng đang gây ra khoảng 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, luật này của EU sẽ tạo gánh nặng cho các hộ sản xuất nhỏ với các thủ tục hành chính rắc rối.

Trong một tuyên bố, ông Airlangga nói: “Luật có thể loại trừ vai trò quan trọng của các hộ sản xuất nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đồng thời không thừa nhận tầm quan trọng cũng như quyền của họ”.

Bộ trưởng Airlangga sẽ thực hiện chuyến đi Brussels cùng với Phó thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof. Tuyên bố cho biết thêm, phái đoàn 2 nước sẽ tìm cách thảo luận về các phương án giảm thiểu tác động tiêu cực của luật, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Về phía EU, các nhà ngoại giao đã phủ nhận việc khối này đang tìm cách cấm nhập khẩu dầu cọ đồng thời cho biết, luật mới này được áp dụng một cách bình đẳng đối với hàng hóa được sản xuất ở bất kỳ đâu mà không có sự phân biệt đối xử.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.


Căn bệnh virus sưng chồi ca cao (CSSVD) do loại rệp sáp gây ra đang tàn phá những rừng cây ca cao ở Tây Phi và có khả năng khiến nguồn cung chocolate toàn cầu gặp nguy hiểm.
Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất