, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 23/05/2022, 14:03

Indonesia: Nông dân phản đối lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ

LÊ KIÊN
(CNA/Reuters)
Hàng ngàn nông dân Indonesia đã tổ chức biểu tình ở thủ đô Jakarta và một số địa phương khác để yêu cầu Chính phủ chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ.
Nông dân trồng dầu cọ Indonesia biểu tình yêu cầu chính phủ chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ hôm 17/05/2022. Ảnh: Reuters/Willy Kurniawan.

Indonesia là nhà xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới. Từ 28/04, quốc gia này đã tạm dừng xuất khẩu các lô hàng dầu cọ thô và một số sản phẩm liên quan nhằm kiểm soát giá dầu ăn trong nước đang tăng cao. Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ này đã làm chao đảo thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Những nỗ lực của Chính phủ nhằm hạ nhiệt giá dầu ăn chủ lực trong nước đã không như mong đợi của Tổng thống Joko Widodo, mà còn khiến nông dân trong nước dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội. 

Hôm 17/05, hàng ngàn nông dân đã tổ chức cuộc diễu hành, tụ tập biểu tình bên ngoài văn phòng của Bộ Điều phối Kinh tế - cơ quan chỉ đạo chính sách của Chính phủ. Một vài băng rôn biểu ngữ còn ghi rõ “Nông dân Malaysia đang mỉm cười, còn nông dân Indonesia đang chịu đau khổ”. 

Malaysia được biết đến là nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Indonesia. Hiện quốc gia này được xem là giải pháp thay thế để lấp đầy khoảng trống thị trường do lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia để lại.

Tuyên bố của nhóm nông dân quy mô nhỏ APKASINDO cho biết, kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu có hiệu lực, giá trái cọ trong nước đã giảm 70% xuống dưới mức giá sàn do chính quyền khu vực quy định. Nông dân sản xuất độc lập không được bảo vệ quyền lợi bởi quy định mức giá sàn. Mức giá này được ấn định thông qua thỏa thuận giữa các nhà máy và hợp tác xã quy mô lớn. 

Những người nông dân trồng cọ độc lập bị ảnh hưởng nhiều nhất từ lệnh cấm xuất khẩu tinh dầu của Chính phủ. Ảnh: Reuters/Willy Kurniawan.

APKASINDO ước tính, ít nhất 25% các nhà máy sản xuất dầu cọ đã ngừng mua trái cọ từ những người nông dân độc lập kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu có hiệu lực. Điều này cho thấy các khó chứa tại các nhà máy đã quá tải. 

Ông Yuslan Thamrin - một nông dân trồng cọ cho biết: “Với mức giá thấp như vậy, người dân đang lưỡng lự thậm chí không thu hoạch, đồng thời các nhà máy cũng không nhập thêm trái cọ bởi kho chứa đã đầy.”

Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, nhiều nông dân loay hoay tìm cách để vớt vát lại phần nào những mất mát. Bambang Gianto - một người dân trồng cọ ở Nam Sumatra chia sẻ: “Mặc dù thu hoạch trái cọ thời điểm này không mang lại lợi nhuận, nhưng nếu để như vậy thì chúng cũng sẽ bị thối rữa, thậm chí làm hỏng luôn cả cây cọ”.

Ông Susiwijono Moegiarso, quan chức thuộc Bộ kinh tế Indonesia cho biết, những đại diện của Hiệp hội nông dân trồng cọ đã gặp gỡ và hội đàm với một số quan chức Chính phủ. Họ đã nói lên tâm tư nguyện vọng cũng như tìm kiếm những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân. 

Tổng thống Joko Widodo đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sau khi các chính sách trước đó không kiểm soát được giá dầu ăn trong nước tăng cao. Với tư cách là Tổng thống, ông cho biết nhu cầu về thực phẩm giá cả phải chăng đã vượt qua những mối quan tâm về doanh thu, lệnh cấm sẽ chỉ được dỡ bỏ sau khi nhu cầu trong nước được đáp ứng.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm

Với ưu điểm chịu hạn, dễ chăm sóc, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa, cây mè được nông dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp canh tác như một giải pháp chống hạn trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng.





Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất