, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 10/02/2023, 08:07

Indonesia và Malaysia gửi đặc phái viên tới EU để thảo luận về luật phá rừng

LÊ KIÊN
(Reuters, Bangkok Post)
Các bộ trưởng từ các nước Đông Nam Á hôm 9/2 cho biết, Indonesia và Malaysia – 2 nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới có kế hoạch cử đặc phái viên tới Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận về luật phá rừng mới của khối này đối với ngành dầu cọ của họ.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim trò chuyện với Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong cuộc hội đàm tại Phủ Tổng thống ở Bogor, Indonesia ngày 9/1/2023. (Ảnh tư liệu minh họa: Reuters/Willy Kurniawan).

Vào hồi tháng 12 vừa qua, EU đã thông qua luật chống phá rừng yêu cầu các công ty đưa ra tuyên bố thẩm định về hàng hóa của họ được sản xuất khi nào và ở đâu, đồng thời phải cung cấp thông tin "có thể kiểm chứng" chứng minh nguồn gốc của các sản phẩm này không được trồng trên khu vực đất rừng bị phá sau năm 2020, nếu không sẽ bị phạt nặng.

Quy định mới này của EU đã được các nhà môi trường hoan nghênh như một bước quan trọng để bảo vệ rừng vì nạn phá rừng chịu trách nhiệm cho khoảng 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto hôm 9/2 đã gặp gỡ Bộ trưởng Hàng hóa Malaysia Fadillah Yusof để thảo luận về các kế hoạch trong tương lai.

Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Airlangga của Indonesia nói: “Chúng tôi đã đồng ý thực hiện một nhiệm vụ chung tới EU để liên lạc và ngăn chặn những hậu quả không mong muốn của quy định đối với ngành dầu cọ, đồng thời tìm kiếm các giải pháp hợp tác khả thi”.

 Indonesia và Malaysia là 2 nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới đang cáo buộc các chính sách mới của EU gây bất lợi cho thị trường mặt hàng chủ lực của họ. (Ảnh tư liệu: Reuters/Syifa Yulinnas).

Indonesia và Malaysia đã cáo buộc EU thực hiện các chính sách phân biệt đối xử nhắm vào dầu cọ. Trong khi đó, các nhà ngoại giao EU bác bỏ việc khối này đang tìm cách cấm nhập khẩu dầu cọ đồng thời cho biết luật này áp dụng bình đẳng đối với hàng hóa được sản xuất ở bất kỳ đâu. EU là thị trường dầu cọ lớn thứ 3 của cả hai nước.

Bộ trưởng Fadillah của Malaysia sau cuộc gặp với ông Airlangga cho biết, các nhà sản xuất dầu cọ đã đưa ra nhiều biện pháp bền vững đồng thời nhấn mạnh ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phúc lợi cho các hộ nông dân quy mô nhỏ.

Các đặc phái viên của 2 nước được cử tới EU sẽ cố gắng đảm bảo với các đối tác mua hàng rằng chứng nhận về tính bền vững do Indonesia và Malaysia giới thiệu lần lượt được gọi là ISPO và MSPO đã đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Tháng trước, Malaysia tuyên bố, họ có thể ngừng xuất khẩu dầu cọ sang EU để đáp trả luật phá rừng. Trong khi đó, ông Airlangga phía Indonesia nhấn mạnh, vấn đề tẩy chay xuất khẩu không đưa ra tại cuộc họp hôm 9/2. "Việc ngừng xuất khẩu không được thảo luận... bởi đó không phải là một giải pháp", ông Airlangga nói.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm



Nền thẩm mỹ bản địa đã mách bảo kiến trúc sư tặng một “link” bay bổng cho chủ nhà, mà nhìn qua, chỉ còn cách thốt lên hai chữ bồng bềnh.

Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...


Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất